BÀI VIẾT KHÁC

Lý Quang Diệu: “Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”

Email In PDF.

Lý Quang Diệu: “Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”

Thứ hai 25/02/2013 11:36

"Singapore không tin vào một Trung Quốc 'hiền hòa' và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Cuốn sách của cựu Thủ tướng Singapore vừa được xuất bản.

Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc” đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược. “Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược”, ông Lý Quang Diệu viết. Cũng theo những phân tích của ông, với lợi thế vượt trội về khả năng, tinh thần sáng tạo, tính “đàn hồi” cao, khả năng phục hồi tốt… nước Mỹ sẽ bảo vệ được những lợi ích cốt lõi của mình, vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và “lấy lại” được tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Nhưng trong cuốn sách có tiêu đề “Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States and the World” (tạm dịch: Lý Quang Diệu: Những cái nhìn sâu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới) ông Lý cũng cho rằng, quá trình thực hiện chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của Tổng thống Obama đang cho thấy những vấn đề về chính sách của nước Mỹ. Đây là cuốn sách gồm tập hợp các bài phỏng vấn ông Lý của các nhà báo, chuyên gia nổi tiếng về chính trị thế giới như Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne.

Ông Lý Quang Diệu, cha của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Nếu nước Mỹ muốn có sự ảnh hưởng lâu bền đối với quá trình phát triển chiến lược của khu vực châu Á, họ không thể tiếp tục thực thi các chính sách ‘đến rồi đi’ như hiện nay”.

Trong lúc Mỹ đang tỏ ra thiếu những bước đi dứt khoát và quan trọng tại châu Á thì Trung Quốc đã và đang nổi lên với tham vọng không thể giấu diếm là muốn “hất cẳng” Mỹ để trở thành một siêu cường thống trị khu vực này trong thế kỷ 21.

"Liệu một quốc gia hùng mạnh và đã gần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa như Trung Quốc sẽ có thái độ ‘tử tế và hiền hòa’ với Đông Nam Á giống như những gì Mỹ đã thực hiện suốt từ năm 1945 đến nay hay không? Singapore không tin và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Vietnam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.

Đi cùng với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu với một Trung Quốc tham lam và thâm hiểm. “Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một “đế quốc” giống như họ đã từng trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở châu Á bị khinh miệt, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước chư hầu. Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền. Nhưng khi họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng họ đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và những nước nhỏ nên “biết điều” về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung Quốc”, ông Lý viết trong cuốn sách.

"Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, cựu Thủ tướng Singapore nói.

Người Trung Quốc cần phải biết nhận ra bài học lịch sử mà Đức, Nhật đã từng vấp phải. Sức mạnh cạnh tranh của họ, tầm ảnh hưởng của họ và những nguồn tài nguyên mà họ khao khát đã dẫn cả thế giới này đến 2 cuộc đại chiến trong thế kỷ 20. Nước Nga đã phạm phải sai lầm khi rót quá nhiều ngân sách vào cho quân đội, quốc phòng và hậu quả là nền kinh tế - xã hội của họ sụp đổ một cách vô cùng nhanh chóng. Đó chính là những gì tôi nhìn thấy ở Trung Quốc hiện nay. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, vị cựu Thủ tướng Singapore nói.

“Chính vì thế, Trung Quốc hãy biết cúi đầu và mỉm cười thêm 40-50 nữa!”

Khi được hỏi: Liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không? Ông Lý cho rằng nếu chỉ xét về con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì việc Trung Quốc vượt Mỹ trong một tương lai gần là điều không còn cần phải bàn cãi nhưng điều quan trọng hơn cả là khả năng sáng tạo của Trung Quốc sẽ còn rất lâu mới có thể đuổi kịp đối thủ ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương. “Văn hóa của người Trung Quốc không cho phép trao đổi những ý tưởng một cách tự do hay cạnh tranh sòng phẳng và chính vì thế họ sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp Hoa Kỳ”, ông Lý nói, “Trung Quốc cũng không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”.

Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình

Khi nói về vị tân tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu cũng đưa ra những nhận xét khá đáng chú ý: “Ông ta là rất kín đáo. Không bao giờ ông ta tỏ thái độ là ông ta không muốn nói chuyện với bạn nhưng ông ta cũng luôn thể hiện quan điểm rằng chẳng điều gì có thể làm ông ta thay đổi cái nhìn về những cái mà ông yêu hoặc ghét. Ông ta luôn mỉm cười một cách dễ chịu bất kể bạn có nói điều gì khiến ông ta ngạc nhiên hoặc khó chịu. Ông ta là một kẻ có tâm hồn bằng thép”.

Lê Trí  - Theo http://infonet.vn

 

 

HOÀNG SA – ĐẤT QUÊ HƯƠNG

Email In PDF.


 Ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch UBND huyện Hoàng SaÔng Đặng Công Ngữ - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa

Hôm nay, UBND huyện Hoàng Sa công bố và ra mắt trang thông tin điện tử chính thức của mình. Điều này đáp ứng sự mong mỏi và đợi chờ của rất nhiều tấm lòng người con đất Việt thân yêu cũng như bạn bè trên thế giới gần xa.

Một trang thông tin thôi nhưng chúng tôi muốn qua đây nói lên nhiều điều cao cả, đó là việc tiếp tục gìn giữ và phát huy các di sản ông cha để lại, là truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam hơn bốn nghìn năm lịch sử, là lời dặn cháu con phải luôn ghi nhớ “Một thước núi, một tất sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần…Nếu dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di…” trong sắc dụ của Vua Lê Thánh Tông năm 1473; đó còn là lời tri ân cho những người đã ngã xuống, đã ra sức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho đến hôm nay.

Sẽ chỉ có trên bản đồ địa lý thế giới những khoảng rất nhỏ để định vị, mô tả về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng sức ám ảnh về “khúc ruột” đau thương ấy đã xuất hiện trên hàng ngàn trang viết, trong tâm thức của bao thế hệ người Việt. Vì ở đó, Hoàng Sa là biểu tượng cho lòng tự tôn dân tộc, là niềm khắc khoải của người mẹ Việt Nam như vẫn ngóng chờ con từ phương xa chưa về. Cũng từ đó, người Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã có trách nhiệm hơn nhiều đối với lãnh thổ, chủ quyền của Việt Nam.

Thời gian qua, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc nói chung, biển đảo nói riêng, Hoàng Sa - Trường Sa luôn được nhắc tới bởi vì ở đó máu đã đổ, chủ quyền đã bị xâm phạm, đe dọa đến an ninh Tổ quốc. Triệu triệu tấm lòng người Việt và bạn bè thế giới đã lên tiếng phản đối sự lấn chiếm trắng trợn của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. Đó là những người con tuy đang ở rất xa Tổ quốc, nhưng vẫn dõi theo tình hình trong nước và dành nhiều thời gian sưu tầm để gửi về những chứng cứ lịch sử dân tộc; là một cụ già, cần mẫn trong từng mũi chỉ, đường kim để thêu lên lá cờ Tổ quốc dài hàng trăm mét gửi đến UBND huyện Hoàng Sa; là những trí thức, học giả, nhà nghiên cứu, báo chí, truyền thông nặng lòng Tổ quốc trên từng nét bút, con chữ; là những em nhỏ bên gian trưng bày kỉ vật Hoàng Sa, chăm chú ghi chép, tìm hiểu và bày tỏ ước mong được đóng góp một phần nhỏ bé cho quần đảo thương yêu của Tổ quốc, và đó là bất kì ai, đã viết, nói, hành động, trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, để tiếp tục thắp lên niềm tin bất diệt về chân lý “Hoàng Sa là của Việt Nam”.

Website của UBND huyện Hoàng Sa sẽ tiếp tục là nơi để những tâm hồn Việt Nam được nói tiếp, viết tiếp về Hoàng Sa, để góp thêm sức, thắp thêm lửa và làm vang vọng thêm lời sấm truyền từ ngôi đền Như Nguyệt năm xưa với khúc ca “Sông núi nước Nam” hùng tráng, để lịch sử sẽ viết tiếp những trang hào hùng, cho chí khí, sức mạnh thống nhất dân tộc, cùng chung sức khẳng định chủ quyền Hoàng Sa.

Dẫu biết rằng Tổ quốc là của mọi người, gìn giữ, bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi người và của mỗi người dân đất Việt, nhưng Ban biên tập Website Hoàng Sa cũng xin được nói lên lời tri ân, ngàn lần tri ân đến đồng bào, các nhà nghiên cứu, bạn bè thế giới trong thời gian qua, bằng nhiều hình thức, đã tâm huyết hướng về Hoàng Sa. Mỗi nghĩa cử của các bạn, mỗi lời quan tâm, góp ý, bày tỏ, chia sẻ từ phía độc giả đối với Website Hoàng Sa cũng sẽ là một biểu hiện sinh động cho tinh thần “Tổ quốc trên hết”.

Hãy cùng chung sức đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa!

Đặng Công Ngữ

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa

                                                                                                                                                                           Nguồn http://hoangsa.danang.gov.vn

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Email In PDF.

VOV.VN - Chiều nay (4/10), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần tại Bệnh viện Quân y 108.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị đại tướng đầu tiên, nguyên Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã qua đời  hồi 18h8' ngày 4/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình, qua một hành trình dài: từ một nhà giáo, nhà báo, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, ông đã  trở thành một vị tướng kiệt xuất; một nhà chiến lược mưu trí, sáng tạo; một vị tổng tư lệnh văn võ song toàn; một nhà tổ chức hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Ông được nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà quân sự trên thế giới đánh giá là “Một thống soái vĩ đại”, Một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Ông là một trong số ít các nhân vật trở thành huyền thoại ngay khi còn tại thế./. 
 

Quốc sử lưu danh, lòng dân tạc tượng!

Email In PDF.
Quốc sử lưu danh, lòng dân tạc tượng!  

 QĐND - Chủ Nhật, 13/10/2013, 20:4 (GMT+7)

QĐND Online- 18 giờ 9 phút ngày 4-10-2013, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải đau lòng đón nhận một tổn thất không gì bù đắp được : Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

Nhói lòng tiếc thương, kính trọng, biết ơn, tự hào

Đến 17 giờ ngày 13-10, Đại tướng chính thức an nghỉ vĩnh hằng ở Vũng Chùa, Quảng Đông, Quảng Trạch. Vậy là suốt 10 ngày, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế đã bày tỏ tình cảm vô bờ bến trước sự ra đi của Đại tướng huyền thoại-Người Anh Cả của Quân đội ta.

Lâu lắm rồi, phải từ sau Bác Hồ mất, người dân Việt Nam, nhất là lớp trẻ mới được trải tâm trạng xúc động đặc biệt như những ngày qua. Dẫu rằng, theo quy luật đất trời, ở tuổi đại đại thọ như Đại tướng, phải có ngày Ông về với tổ tiên, về với Người Thầy vĩ đại Hồ Chí Minh.

Vĩnh biệt Đại tướng Tổng Tư lệnh bằng xương, bằng thịt nhưng những giá trị Ông để lại thì mãi mãi còn đó, như chính hình ảnh, nhân cách của Ông đã được ghi trong lịch sử đất nước, thế giới, được tạc trong triệu triệu trái tim con dân Đất Việt.

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chúng ta sẽ còn nhớ mãi, cái đêm mùng 4 ấy, tin Đại tướng mất lan nhanh, làm sốc lòng người. Ngày 5-10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương đã ra Thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. (Thông cáo đặc biệt)

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp , tên khai sinh: Võ Giáp (bí danh: Văn); sinh ngày 25-8-1911, quê xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do tuổi cao, sức yếu, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và tập thể các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế trong và ngoài quân đội cùng gia đình hết lòng chăm sóc, đồng chí đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội ta.

Để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nghi thức Quốc tang.

Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể trong 2 ngày (từ 12 giờ ngày 11-10 đến 12 giờ ngày 13-10-2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Lòng dân tạc tượng

Ngay sau thông tin Đại tướng mất, tối đêm hôm ấy, trước ngôi nhà của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) những người dân Hà Nội đầu tiên đã đến để bày tỏ lòng thương tiếc, ngưỡng mộ. Sau đó, từng đoàn người, từ các cụ già chân bước không vững, các bậc lão thành cách mạng, cựu chiến binh huân chương đỏ ngực, cán bộ, viên chức, công nhân, nông dân, đồng bào dân tộc ít người, tiểu thương, hay các cháu học sinh, thiếu nhi, sinh viên, cả người nước ngoài … đến viếng Đại tướng với ý thức, tình cảm tự đáy lòng...cứ dài mãi, dài mãi. Trong dòng người ấy, có nhiều người phải thức qua đêm, không nghỉ trưa, nhịn ăn để nhích dần trong trật tự, đến viếng Đại tướng. Không ai bảo ai, đến với Đại tướng kính yêu, suy nghĩ, hành động của mỗi người thành tâm, thiện nguyện hơn.

Gia đình Đại tướng đã cố gắng để đón tiếp đồng bào thật chu đáo với nhiều thời gian ở mức tối đa nhưng để chuẩn bị cho Lễ Quốc tang chính thức , gia đình đã đành lòng dừng lại việc đón tiếp tại nhà riêng đêm 10-10. Cánh cổng phải khép lại nhưng hoa tươi và dòng người vẫn không nản quây quanh nhà Đại tướng. 103 ngọn nến được thắp lên, nước mắt, những cái chắp tay bái vọng vẫn thức cùng vong linh của Đại tướng. Thật không gì vinh quang hơn bởi lòng dân đã tạc tượng Đại tướng!

Suốt bấy nhiêu ngày, trên quê hương Quảng Bình thân yêu, ở Cao Bằng suối nguồn cách mạng, ở Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ở TP mang tên Bác Hồ vĩ đại, ở Cà Mau Đất Mũi, ở quần đảo tiền tiêu Trường Sa…cán bộ, chiến sĩ, nhân dân hết thảy dành những tình cảm thiêng liêng, kính trọng, tự hào nhất với Đại tướng.

12 giờ ngày 11-10, lễ treo cờ rủ được trang trọng thực hiện tại Quảng trường Ba Đình. Cả nước đã để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được 8 ngày! (xem lễ treo cờ rủ tại đây)

5 giờ 30 phút ngày chính thức quốc tang đầu tiên, phố phường Hà Nội thoang thoảng mùi hoa sữa. Người dân dậy sớm hơn. Lại là những ngày mùa thu sao kỳ lạ và thật khó quên. Mùa thu năm 1911, trong cơn mưa lũ Quảng Bình, Võ Nguyên Giáp chào đời và 103 năm sau, sau cơn lũ cũng mùa thu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thanh thản về cõi vĩnh hằng. Cơn bão số 10 tan, một cơn “bão lòng” của người dân đã dâng lên: Tiếc thương, kính trọng vị Đại tướng toàn tâm, toàn tài của dân tộc.

Trên quê hương Quảng Bình, khi cờ rủ kéo lên ở Quảng trường Ba Đình thì miền hò khoan đất mẹ, mưa trắng xối. Trời cũng để tang Đại tướng như đã từng để tang Hồ Chủ tịch.

Công tác chuẩn bị cho lễ viếng đã được chuẩn bị chu đáo tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội, tại Trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khắp nơi cũng lập bàn thờ Đại tướng.

Nhà Tang lễ Quốc gia. 7 giờ! Đoàn Đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dẫn đầu vào viếng. Tiếp theo là Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu vào viếng. Đoàn của Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, vào viếng. Đoàn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBTU làm trưởng đoàn. Đoàn Quân ủy Trung ương do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn đại biểu cấp cao nước CHDCND Lào do Tổng bí thư - Chủ tịch nước Chummaly Saynhasone làm Trưởng đoàn; Đoàn Vương quốc Cam-pu-chia do Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia, Chủ tịch Quốc hội Hêng-xom-rin dẫn đầu, đoàn Mozambique do Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Frelimo Alberto Chipande, Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mozambique dẫn đầu…trực tiếp viếng Đại tướng.

Đến viếng Đại tướng, còn có các đại sứ, đại diện, trưởng các cơ quan ngoại giao ở Việt Nam, đại biểu kiều bào và nhiều hãng thông tấn nổi tiếng dự lễ tang Đại tướng. (lễ viếng …)

Không gian của Nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín, lực lượng công an, quân đội dù đã lên kế hoạch phân luồng từ xa nhưng các đoàn và người dân vẫn mong mỏi được đến gần hơn Lễ tang của Đại tướng. Chợt nhớ, hôm tác nghiệp ở nhà riêng Đại tướng, một người Hà Lan (Van Bruggen) đã thốt lên: “Đất nước các bạn thật đặc biệt. Tôi biết Việt Nam nhiều nhất là về Hồ Chí Minh- Võ Nguyên Giáp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Đại tướng của nhân dân các bạn nằm xuống cũng thật đặc biệt. Ông tiếp tục được đón nhận tình cảm đặc biệt của người dân! Tôi càng thêm ngưỡng mộ”.

 Biển người tiễn đưa Đại tướng ở Thủ đô Hà Nội

Đại tướng của chúng ta là con người đặc biệt, vĩ đại. Xin mượn tấm lòng của Nhà giáo, nhà văn hóa tên tuổi, Anh hùng Lao động, Giáo sư Vũ Khiêu để nói thay lời của nhân dân “khóc đau từng khúc ruột”. Chính GS đã từng dâng tặng Đại tướng đôi câu đối khái quát nhất về Đại tướng, đó là:

“Võ công truyền quốc sử”

Giáo sư tặng câu đối này vào dịp Đại tướng tròn 80 tuổi và gần đây nhất, ngày 5-10, Giáo sư đã có bài viết gan ruột gửi Báo QĐND Online khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống, ông lại trích đôi câu đối bất hủ về Đại tướng “Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm”. Ông cắt nghĩa và nhận định: “Võ Nguyên Giáp là con người toàn diện, một trí thức yêu nước, hội tụ đầy đủ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, phát huy, phát triển thành nhà quân sự đại tài, nhà văn hóa lớn. Ở ông có 3 đức tính toàn vẹn. Nhân (yêu nhân dân, nhân hậu), Trí (trí tuệ, sáng suốt trong các quyết định, mệnh lệnh trọng đại), Dũng (cử chỉ, hành động anh hùng). Ông có đời sống tinh thần dồi dào: đọc sách nhiều, tư duy sắc xảo, yêu chuộng nghệ thuật. Nhờ thế, ông đã huy động được nhiều trí thức, nghệ sĩ theo kháng chiến và nhận được lòng yêu quý của văn nghệ sĩ, báo giới trong nước và quốc tế nhiều thế hệ”.

Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương đánh giá: “Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục trên 80 năm, đồng chí đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân….Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội ta”.

Trong lời điếu đọc tại Lễ Quốc tang (xem toàn văn lời điếu) , Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Quân đội ta suy tôn Đồng chí là Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của Đồng chí in đậm trong lòng dân, là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ghi trong sổ tang (Lời ghi trong sổ tang của Đại tướng Phùng Quang Thanh): “Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, nhà quân sự lỗi lạc, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Anh Cả của Quân đội ta, một nhân cách lớn với trí tuệ và đạo đức trong sáng, được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và cảm phục, là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ toàn quân…”

“Văn đức quán nhân tâm”

Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hàng trăm bức trướng treo kín tường, đấy là tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước đối với Đại tướng mà không một ai khác có được. Có bức trướng lớn viết bằng tay đúng 1.000 chữ Thọ cổ. Có bức trướng vàng rực, thêu chữ hồng toàn bộ bài thơ 16 câu của Hội Nông dân Việt Nam dâng Đại tướng. Cụ Nguyễn Thị Vĩnh, một gia đình ở Vĩnh Phúc kính tặng bức trướng: “Văn võ song toàn lừng danh tướng/ Tâm hồn đức độ xứng hiền nhân”. Còn bức trướng của Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sơn thì ghi: “Mừng Anh tuổi 90/ Tâm hồn luôn sáng tươi/ Qua biết bao ghềnh thác/ Nhân cách một đời người”.

Khi Đại tướng mất đi, có hàng nghìn bài báo trong và ngoài nước viết về Người. Đặc biệt, tấm lòng của các tầng lớp nhân dân với Đại tướng thì gần như với Bác Hồ vĩ đại. Báo chí bình luận: Không có vinh quang nào bằng lòng dân vinh danh!

Những danh từ, cụm từ: Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam; Học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đại tướng Huyền thoại; Danh tướng thế giới; Thiên tài quân sự; Vị tướng chiến đấu vì hòa bình, danh tướng có học thức uyên bác! Nhân vật lịch sử; Nhân vật kiệt xuất; Nhà sử học; Nhà giáo; Nhà báo…Anh Văn- Đại tướng của nhân dân… đó thuộc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong lễ truy điệu, tiễn đưa người, suốt dọc dài Thủ đô Hà Nội, từ Nhà tang lễ Quốc gia, qua Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi…Hoàng Diệu, Lăng Bác, Sơn Tây, Kim Mã, Phạm Văn Đồng, sân bay Nội Bài, lại một dòng sông người-hoa-nước mắt tuôn trào. (xem clip tiễn đưa Người Anh Cả)

Mặc cho cái nắng “rám trái bưởi”, cho sự ken kín của những con người muốn chứng kiến giây phút tiễn biệt Đại tướng, ai cũng không quản ngại. Người Hà Nội vốn rất sợ tắc đường nhưng đến viếng, đưa tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì điều đó lại là sự tự nguyện, tự hào của nhân dân.

Hoa tươi, hoa của lòng người kính dâng lên Đại tướng!

Cụ Nguyễn Thái Chuyền, 97 tuổi ở Ngọc Thụy, được con cháu đưa đến phố Tràng Tiền lúc 7 giờ để “chọn” chỗ, đợi đoàn xe rước Linh cữu đi qua, giọng nghèn nghẹn:

-Cụ Giáp là người có công lao lớn với dân tộc. Cả đời cụ hết lòng vì đất nước này. Tôi đã đến nhà riêng viếng cụ nhưng hôm nay tôi vẫn ra đây để tiễn cụ về với tiên tổ. Cầu trời để cụ linh thiêng phù hộ cho đất nước.

Anh Nguyễn Văn Ngọc, người dân ở Đạ Tẻ (Lâm Đồng) nói, dù chưa một lần gặp Đại tướng nhưng uy danh của Đại tướng thì biết nhiều. Là người dân ở Việt Nam, ai mà không tự hào có Tướng Giáp!.

Trên quê hương Quảng Bình, Bà Phan Thị Lương, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch rưng rưng nói, chỉ thương Đại tướng thôi. Ở đây ai cũng gọi Đại tướng là bác. Bác Giáp biết lo cho nhân dân, giỏi đánh giặc, ai cũng phục, kính yêu Đại tướng.

Khuôn mặt khắc khổ, bà Phan Thị Boong, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, vốn là dân công hỏa tuyến, nói trong tiếng nấc nghẹn ngào: Chúc Đại tướng yên giấc ngàn thu nơi đất mẹ!

Bà Nguyễn Thị Sinh cùng mấy đưa cháu nội ngay từ 11 giờ trưa, giữa trời nắng chang chang đã ra ngồi gần vệ đường để đợi linh cữu của Đại tướng đi qua. Bà nói, cho dù là người cùng tỉnh, cho dù chưa một lần gặp Đại tướng, nhưng đức độ, tài năng, tình yêu thương của Đại tướng với nhân dân là tấm gương sáng ngời. Tôi muốn các cháu học tập Đại tướng ở tinh thần học tập, đức hy sinh và biết quan tâm tới mọi người xung quanh.

Trên đất nước này, nếu hỏi ai, hầu hết đều nhận được chung một câu trả lời: Chiến công của Đại tướng, của Quân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam hiển hách quá. Đức độ của Đại tướng cũng vậy, hết lòng yêu thương chiến sĩ, cả cuộc đời chỉ lo cho nhân dân. Là con dân nước Việt, con cháu của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ai mà không tự hào!.

Đại tá Ông Văn Bưu, cựu chiến binh tỉnh Phú Yên trải lòng: Đại tướng ra đi là một mất mát to lớn không chỉ với nhân dân Việt Nam mà của cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Dịp này, tôi rất muốn ra Hà Nội để chịu tang Đại tướng, nhưng chẳng thể đi được vì sức khỏe không cho phép. Cầu mong Đại tướng về nơi yên nghỉ cuối cùng thanh thản, yên giấc ngàn thu.

Một người dân tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh Vnexpress)

Bạn Nguyễn Phương Chi, sinh viên năm thứ 3, Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội khóc nấc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thầy, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng tư lệnh tài ba, lỗi lạc, một người tài đức nhân nghĩa vẹn tròn. Đại tướng đã nhận trọn niềm tin, sự kính trọng của toàn Đảng, toàn dân. Ông mất đi là tổn thất lớn. Việc ra đây tiễn ông là bày tỏ sự tri ân bằng tấm lòng thành kính.

Tại ngôi nhà số 30, Đoàn xe tang lễ dừng lại 10 phút theo phong tục cổ truyền của dân tộc. Cháu nội ôm di ảnh vào để Đại tướng nhìn ngắm lần cuối nơi mình từng sống, làm việc, từng đón bao chiến sĩ, đồng bào, bao chính khách quốc tế. Vậy là từ nay, ngôi nhà này vắng bóng hình Đại tướng. Cây nhãn trước nhà, giò phong lan trước cửa lặng im. Chỉ có những tiếng nức nở của các tầng lớp nhân dân không thể kìm nén. Rồi linh cữu của Đại tướng chầm chậm đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta-người Thầy trực tiếp dìu dắt Đại tướng. Có điều gì đó thật linh thiêng, tốc độ hành quân quy định giống nhau nhưng đoàn xe dường như chậm hơn.

Thời gian lúc này, quả thật nhanh

Quãng đường từ trung tâm thành phố ra sân bay Nội Bài sao ngắn ngủi giữa lớp lớp, tầng tầng đồng bào, chiến sĩ.

Chuyên cơ mang số hiệu VN-B103 nhẹ nhàng cất cánh rời sân bay Nội Bài, hướng về mảnh đất trắng Quảng Bình quê hương Đại tướng. Dòng người tiễn đưa thổn thức, mất mát…Ước gì được theo Đại tướng vào Vũng Chùa?

Nếu người Hà Nội thấy thời gian trôi đi nhanh bao nhiêu thì ở Quảng Bình, bà con khắp nơi đổ về, nhất là nhân dân làng An Xá, Lệ Thủy, và Vũng Chùa (Quảng Đông, Quảng Trạch) lại sốt ruột bấy nhiêu. …
Những ngày qua Quảng Bình mưa tầm tã là thế, vậy nhưng ngày Đại tướng về với quê nhà, trời Thu trong xanh đến lạ. Rừng thông trên dãy núi Thọ Sơn vẫn mướt xanh, che mát nơi Đại tướng sẽ yên nghỉ. Biển Vũng Chùa-Đảo Yến, sóng hiền hòa vỗ nhẹ. Đất trời, sóng nước Quảng Bình đang mong ngóng Đại tướng-người con thân thương về với quê nhà.

Nắng là thế, nhưng hàng chục nghìn người vẫn tĩnh lặng xếp hàng dài từ quốc lộ 1A, hướng về nơi Người an nghỉ. Bà con về đây từ mọi miền Tổ quốc, nhưng trong nét mặt, ánh mắt mỗi người đều có một nét chung. Ấy là sự tiếc thương, yêu kính vô cùng dành cho vị Đại tướng của mình.


Sau những khắc khoải, đợi chờ của đồng bào, chiến sĩ, cỗ linh xa cũng đã đưa Đại tướng về với Vũng Chùa – Đảo Yến. Tất cả ánh mắt đều đăm đắm dõi theo chiếc xe chở thi hài Đại tướng. Nước mắt lại rơi, cho dù 9 ngày qua, nước mắt đã rơi nhiều.


Giữa dòng người từ mọi miền Tổ quốc về nơi đây tiễn Đại tướng về nơi an nghỉ vĩnh hằng, có những cựu chiến binh đã từng xông pha trận mạc, tóc đã pha màu sương gió. Hướng ánh mắt tiếc thương vời vợi, cựu chiến binh Đặng Thanh mắt nhòa lệ. Bác Thanh quê ở phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn. Cùng bác về Quảng Bình lần này có 4 cựu chiến binh và 5 người thuộc 3 thế hệ trong gia đình bác. Cả đoàn đã bắt xe từ Xứ Lạng xuôi về vùng gió Lào cát trắng .


Nói về Đại tướng của mình, bác Thanh nghẹn giọng: “Tôi không có may mắn được gặp Đại tướng, nhưng Người luôn ở trong trái tim những người lính đã từng tham gia chiến đấu như chúng tôi. Là chiến sĩ của Quân đoàn 3, trên đường tiến về giải phóng Sài Gòn, mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng” đã thôi thúc chúng tôi không quản gian khổ, hy sinh, xông lên phía trước”.


Không thể kìm tiếng nấc đang dâng, cựu chiến binh Huỳnh Nguyên Trí tư miền Đông Nam Bộ lại nghẹn ngào: “Ngày xưa, tuân lệnh Đại tướng, chúng tôi quyết chiến và quyết thắng. Hôm nay, mệnh lệnh từ trái tim người lính đưa tôi về nơi đây tiễn Người Anh Cả của mình về cõi vĩnh hằng. Được lên thắp hương, tôi sẽ khấn với Đại tướng rằng Người cứ yên tâm nghỉ ngơi. Thế hệ con cháu sẽ noi gương Người giữ vững Tổ quốc này và cùng nhau xây dựng đất nước hùng cường”.

Đội danh dự QĐND Việt Nam nghiêm trang chào từ biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu!


 Trong đội hình cán bộ, chiến sĩ LLVT đến tiễn đưa Đại tướng về nơi yên giấc ngàn thu, có những chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ. Chỉ được biết Đại tướng qua sách báo, phim ảnh, hay qua những lời kể của các thế hệ đi trước, song với họ, Đại tướng đã trở nên gần gũi, rất đỗi kính yêu tự lúc nào. Binh nhất Lê Công Tuấn và Binh nhất Lê Vĩnh Khang, thuộc Trung tâm huấn luyện của Vùng 3 Hải quân chia sẻ: Biết mình có mặt trong danh sách được về dự lễ an táng Đại tướng từ ngày 11, hai đêm nay chúng em cứ bồn chồn, mong sớm được về Quảng Bình. Các anh em chiến sĩ trong đơn vị ai cũng muốn được về viếng Đại tướng, song chưa có điều kiện. Mọi người nhắn chúng em về hứa với Đại tướng rằng các chiến sĩ của đơn vị nguyện học tập Đại tướng, xứng đáng là người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, đội quân đã được Đại tướng hết lòng chăm lo, xây dựng”.

“Sóng” người trào dâng khi cỗ xe chở Đại tướng chuyển bánh từ sân bay Đồng Hới vào Vũng Chùa. Đại tướng về lòng đất mẹ quê hương giữa rừng người, trong niềm tiếc thương, niềm tự hào của bao thế hệ. Vĩnh biệt Người bằng xương, bằng thịt nhưng hình ảnh và nhân cách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì sống mãi trong lòng dân tộc, trường tồn mãi với non sông!

“Văn lo vận nước Văn thành Võ
  Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”!
Xin kính cẩn nghiêng mình trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp!

 Theo QĐND ONLINE

 

 

KHI XÃ TẮC LÂM NGUY

Email In PDF.

Người viết: Thái Bá Tân   

08/05/2014


  


Đất nước đang nguy biến.
Kẻ thù đã kề bên.
Chúng ta, con dân Việt,
Hãy nhất tề đứng lên.

Mỗi người theo một cách
Yêu đất nước của mình.
Nhưng không ai được phép
Thờ ơ và vô tình.

Người có mạnh, có yếu.
Nước lúc thịnh, lúc suy.
Nhưng chúng ta là một
Khi xã tắc lâm nguy.

Hãy tạm gác mọi chuyện
Chính kiến và bất đồng.
Lúc này quan trọng nhất
Là bảo vệ non sông.

Hãy quyết giữ biển đảo.
Thà hy sinh, nếu cần.
Để không phải xấu hổ
Với con cháu, tiền nhân.

Hỡi các chiến sĩ trẻ
Đang canh gác biển trời.
Chúng tôi bên các bạn,
Triệu người như một người.

Hãy cho kẻ thù thấy
Thế nào là Việt Nam,
Không chỉ bằng lời nói,
Mà bằng  cả việc làm.

Đất nước đang nguy biến.
Kẻ thù đã kề bên.
Chúng ta, con dân Việt,
Hãy nhất tề đứng lên.

 

Nhà cầm quyềnTrung Quốc đã tạo cho Việt Nam cơ hội “thoát Trung”

Email In PDF.

Thứ năm, 15/05/2014, 00:00 (GMT+7)

 

(Chính trị) - Winston Churchchill đã từng nói rất chí lý: “Một dân tộc tìm cách tránh né chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã lẫn chiến tranh“. Đây chính là triết lý, đồng thời cũng là “chìa khóa” giúp Việt Nam giải quyết, đối phó với giặc ngoại xâm trong lúc này!

Việt Nam muốn hòa bình, Việt Nam muốn bình yên phát triển đất nước, công dân Việt Nam ai cũng muốn có mái ấm gia đình, không ai muốn chiến tranh. Việt Nam đang tìm cách tránh né chiến tranh nhưng không bao giờ bằng sự nhục nhã. Tuy nhiên, nếu như đến mức cuối cùng không thể nhượng bộ thêm được nữa, buộc phải “đứng lên”, chắc chắn Việt Nam sẽ sử dụng mọi cách để con cháu của mình mai sau không phải hổ thẹn và lệ thuộc vào những kẻ gây hấn như nhà cầm quyền Trung Quốc!

Sự việc nhà cầm quyền Trung Quốc đem giàn khoan trái phép Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam trong giai đoạn này không hẳn hoàn toàn là bất lợi. Mà ngược lại, nhờ hành động ngang ngược quá mức này mà cả thế giới đã thấy được bộ mặt thật của Trung Quốc; Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, khiêu khích, cố tình gây chiến tranh, đó là những việc làm sai trái mà nhà cầm quyền đất nước Trung Quốc đã và đang hành xử với Việt Nam. Chính nhà cầm quyền Trung Quốc đã tạo cho Việt Nam cơ hội “thoát Trung”, cho Việt Nam những bằng chứng thép tố cáo mạnh mẽ hàng loạt hành động sai trái mà nhà cầm quyền nước này đã hành xử với Việt Nam. Không những tố cáo, buộc giàn khoan sai trái phải rút ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà buộc Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa- quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép! Việt Nam một khi đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ra tòa án quốc tế thì quyết sẽ làm đến cùng và sẽ đòi lại tất cả những gì vốn là của dân tộc Việt Nam.

Hành động bằng lý trí khi kiên quyết khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Hiện tại, ngoài sự ngang ngược, sức mạnh quân sự và mức độ tàn ác ở tầm cao thì trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc không còn có gì khác nữa! Trung Quốc không có bất kỳ bằng chứng pháp lý nào chứng minh “đường lưỡi bò” là chính nghĩa; không có một bằng chứng pháp lý nào chứng minh những vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Tồi tệ hơn, đó là Trung Quốc vi phạm luật biển, lừa gạt nhân dân Trung Quốc một cách trắng trợn. Tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra cho dân tộc Việt Nam trùng trùng, không sao đếm xuể. Chính nhà cầm quyền Trung Quốc đã phản bội lại nhân dân Việt Nam, đã đi ngược lại với những gì đã ký kết với Việt Nam. Khẩu hiệu “16 chữ vàng, 4 tốt” đưa ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, chính nhà cầm quyền Trung Quốc đã xé bỏ và chà đạp lên niềm tin nhân dân Việt Nam dành cho Trung Quốc. Chính Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam và cũng chính vì thế mà Trung Quốc đã tạo cho Việt Nam cơ hội vượt lên chính mình, chiến thắng uy quyền, hành động bằng lý trí khi kiên quyết khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Các cựu quân nhân Việt Nam nêu cao lòng tự tôn dân tộc

Tình nghĩa “anh, em” được xây dựng, vun đắp bao đời qua giữa hai nước Việt-Trung bây giờ đã bị xóa sạch bởi sự tham lam, bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đó là điều đáng tiếc, nhưng Việt Nam không thể để Trung Quốc ăn hiếp mãi. Như cây tre dẻo dai, cứng cáp, kiên trì oằn mình dưới những cơn gió, cơn bão mạnh, nhưng khi bão đi qua, gió lặng thì tre vút lên, ngẩng cao giữa bầu trời. Việt Nam đã nhún nhường, đã kiềm chế trước hành xử ngang ngược của Trung Quốc như tre oằn mình trước bão tố suốt một thời gian dài, và bây giờ Việt Nam đã đủ sức, đủ lớn để vút cao lên bầu trời. Rồi Trung Quốc sẽ thấy, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ bảo vệ đất nước mình như thế nào; nhân dân Việt Nam sẽ đồng lòng, đoàn kết chống giặc ngoại xâm ra sao! Lịch sử đất nước Việt Nam chưa bao giờ có chuyện lùi bước; có những lúc Việt Nam kiềm chế, nhún nhường nhưng chưa bao Việt Nam chịu khuất phục trước bất cứ một quốc gia nào phi nghĩa, xâm lược trắng trợn vùng trời, vùng biển của đất nước mình. “Cong nhưng không gãy”chính là đặc tính con người Việt Nam thể hiện qua các thời kỳ thịnh, suy, nguy của đất nước Việt Nam.

Hô vang khẩu hiệu toàn vẹn lãnh lãnh thổ

Đặt giàn khoan sai trái Hải Dương 981 trên thềm lục địa đất nước Việt Nam, hành xử vô nhân đạo, ngông cuồng, ngang ngược với cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam…; sắp tới đây, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ có cơ hội nhìn thấy sức mạnh của dân tộc Việt Nam như thế nào. Nhà cầm quyền Trung Quốc chớ có dại mà coi thường Việt Nam, nên nhớ từ trong quá khứ, Việt Nam đã bước qua không biết bao cuộc chiến tranh nhưng Việt Nam đã đuổi sạch tất cả giặc ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Quốc nên lật lại lịch sử để có những hành động kịp thời, trước khi đã vượt xa tầm kiểm soát.

CTV Moon Trần

http://nguyenphutrong.net

 

Ủng hộ lập trường của Chính Phủ: Không đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông, lệ thuộc

Email In PDF.

Ủng hộ lập trường của Chính Phủ: Không đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông, lệ thuộc

Chủ nhật, 01/06/2014, 22:32 (GMT+7)

 

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Sự kiện Trung quốc ngang ngược đưa dàn khoan HY981 vào sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Viêt Nam, đang bị nhân dân cả nước ta cực lực phản đối, đòi TQ phải rút dàn khoan ra khỏi vùng biển chủ quyền của VN. Các nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã bày tỏ sự lo ngại và phản ứng mạnh mẽ trước hành động khiêu khích nguy hiểm của Trung Quốc.


Trước hành động gian hiểm mới của Trung quốc, Chính Phủ VN đã kiên trì những biện pháp hòa bình để yêu cầu Trung quốc rút dàn khoan, tôn trọng chủ quyền của VN.

Thủ Tướng Chính Phủ, thay mặt cho nhân dân và Nhà nước VN khẳng định rằng: không đánh đổi chủ quyền và độc lập dân tộc vì một thứ hữu nghị viễn vông và lệ thuộc. Trong cả tháng vừa qua trước hiểm họa do Trung Quốc gây ra, từ em bé đến cụ già, từ thành thị đến các vùng xa xôi của Đất nước, cả đồng bào ta ở nước ngoài đều nhận rõ những hành động nguy hiểm, ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, càng thấy rõ sự dối trá, nói rất hay về tình hữu nghị, mà hành vi rất thâm độc và vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc đang thi hành chính sách bá quyền đại Hán. Sự dối trá đã lộ mặt. Cái mà nhà cầm quyền Trung quốc rêu rao về tình “hữu nghị”, 16 chữ, 4 tốtthực chất chỉ là cái lá nho che đậy những âm mưu và hành động xấu xa, ác độc của phía Trung Quốc mà thôi.

Đập tan âm mưu bành trướng

Thủ Tướng đã thay mặt những người lãnh đạo Việt Nam, đã nói lên đúng nhận thức và tâm trạng của nhân dân VN rằng không thể chấp nhận một thứ quan hệ  “viển vông và lệ thuộc”. Viển vông là cái không hề có thật. Nhân dân VN chỉ mong muốn một quan hệ thật sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với nhân dân Trung Quốc, cũng không bao giờ chấp nhận một quan hệ lệ thuộc, trở thành lá bài trong tay kẻ khác.

Trong lịch sử Việt Nam, trước những cơn nguy biến khi các vương triều đại Hán xâm lăng, từng có những nhóm nhỏ trong giới cầm quyền vì lợi ích gia tộc, phe nhóm vì hèn hạ sợ khó khăn gian khổ, nên đã chủ trương “nhập Hoa”, cam tâm làm nội ứng cho giặc để lại tấm gương bán nước, hàng giặc nhục nhã muôn đời. Nhân dân VN hôm nay cần cảnh giác, những người lãnh đạo có trách nhiệm cần soi vào lịch sử, ngăn ngừa động thái xấu, tiêu cực xảy ra.! Những người vì lý do nào đó từng có hành vi không có lợi cho chính nghĩa của Dân tộc nay cần tỉnh ngộ, hãy chung sức, chung lòng với nhân dân, trở về với nhân dân quyết vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa bá quyền đại Hán hôm nay.

Không lệ thuộc, đó là mệnh lệnh của tổ tiên!. Là mệnh lệnh của Quốc Dân đồng bào hôm nay. Là chính khí của Dân tộc Việt. Là tiếp nối tinh thần Đông A, thời nhà Trần :”Ta thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”, hay “Bệ hạ muốn hàng trước hãy chém đầu thần đã.”

Tinh thần Diên Hồng đời Trần trước họa xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông Trung Quốc đã tạo nên sức mạnh vô biên đã khiến cho “nhỏ có thể thắng lớn, yếu có thể thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy đoản binh thắng trường trận”, như về sau Nguyễn Trãi đã tổng kết.

Lòng dân

Diên là lâu dài, Hồng là lớn lao.Tạo ra sức mạnh nội lực của Dân Tộc lâu dài, to lớn là bài học của muôn đời. Chính Phủ phải thể hiện bằng được ý chí đó của toàn dân trong mọi chính sách vừa cấp bách trước mắt, vừa chiến lược lâu dài. Đó chính là “nuôi dưỡng sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” để cứu nước. Một khối đại đoàn kết Dân Tộc, một sức mạnh nội lực về kinh tế, về quốc phòng, về văn hóa xã hội, một đường lối đối ngoại đúng đắn không lệ thuộc, đó là ý nguyện của nhân dân, phải trở thành ý chí của  Ban lãnh đạo Đất nước, của Chính Phủ. Để không viễn vông, không lệ thuộc!

Chúng tôi, những người già đã trải qua chiến tranh giành độc lập Dân tộc, đã trải qua những thử thách và thăng trầm cùng với nhân dân trong nhiều công việc khác nhau, trước hiểm họa mới của Dân, của Nước, xin bày tỏ tấm lòng trung hiếu của mình:

- Xin kêu gọi con em của mình cùng toàn thể nhân dân quyết tâm, đồng lòng, chung sức vượt qua mọi thử thách hiểm nguy làm thất bại chính sách bá quyền đại Hán của nhà cầm quyền Trung quốc đang gây ra .

- Xin ủng hộ lập trường  của Chính Phủ, làm theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân VN, quyết thoát khỏi mối quan hệ viển vông và lệ thuộc đưa Đất Nước thoát ra khỏi tình thế hiểm nghèo hôm nay.

- Yêu cầu Chính Phủ bằng giải pháp hòa bình, kể cả giải pháp pháp lý kiện Trung quốc trước tòa án quốc tế, buộc Trung quốc phải rút dàn khoan HY981 khỏi vùng biển chủ quyền của VN và tôn trọng chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam. Thời điểm nào khởi kiện thì phải tinh toán nhưng chớ để bị hors-jeu(việt vị) nghĩa là sau 15-8-2014. Vận động dư luận để khởi kiện cũng là cách nên làm.

Đồng lòng cùng Chính phủ khởi kiện Trung Quốc ra Toàn án quốc tế

- Khâm phục tinh thần dũng cảm và hành động khôn khéo của lực lượng Cảnh sát Biển và Kiểm ngư của VN suốt tháng qua đã làm nhiệm vụ phản đối dàn khoan của Trung quốc, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của VN.

- Hãy gấp rút thi hành những việc trước mắt: Hợp tác và hỗ trợ những tổ chức dân sự trong nghiên cứu và hành động vì chủ quyên Biển Đảo của Tổ Quốc. Thi hành chính sách hòa giải Dân Tộc làm tăng sức mạnh và thế nước, thi hành những chủ trương an sinh chăm lo phát triển nội lực của dân tộc đề phòng những động thái khó khăn khôn lường có thể xảy ra…

- Chúng tôi kêu gọi Chính Phủ tuân theo mệnh lệnh của Quốc Dân, kêu gọi nhân dân ủng hộ lập trường chống viển vông và lệ thuộc quyết vượt qua tình thế hiểm nghèo, làm thất bại chính sách bá quyền Đại Hán, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc.

- Chúng tôi mong có được sự đồng tình rộng rãi của dư luận trong nước và bà con đồng bào ở nước ngoài. Xin hãy tổ chức khắp nơi trong và ngoài nước những Diên Hồng “mini” để bàn việc nước và làm chỗ dựa cho Chính phủ trong công cuộc làm thất bại chính sách bá quyền đại Hán nguy hiểm đối với dân tộc Việt Nam hiện nay.

CTV NKM.

  http://nguyentandung.org/
 

Thoát Trung: Việt Nam chỉ có một con đường: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT!

Email In PDF.

Thứ sáu, 06/06/2014, 22:37 (GMT+7)

(Thời sự) - Gen yêu nước của chúng ta vẫn luôn khỏe mạnh và vượt trội để thoát ra khỏi cái bóng Trung Hoa đang đè lên mọi mặt cuộc sống hôm nay. 

 

Phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên Vùng biển Việt Nam

 

1. Lý do đặt vấn đề về Thoát Á, Thoát Hán hay Thoát Trung

- Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên khi người ta quan sát thực tiễn đó là các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…đạt được trình độ phát triển cao về mọi mặt như hiện nay dù mỗi nước theo cách riêng của mình nhưng đều đã lần lượt thoát ra khỏi mô thức phát triển tù túng, gò bó vốn tồn tại hàng ngàn năm trên lục địa này.

Ví dụ như Nhật Bản từ thời Minh Trị cách đây hơn 120 năm đã khởi xướng thành công quá trình “Thoát Á” mà về bản chất là quá trình rũ bỏ gông cùm của hệ tư tưởng phong kiến và lối sống tù túng, ngột ngạt kiểu Trung Hoa vốn đã giam hãm đất nước này trong lạc hậu, chậm tiến và yếu hèn. Những nội dung của trào lưu xã hội “Thoát Á” khi đó chúng ta có thể tìm đọc trong tiểu phẩm “Thoát Á luận” lừng danh của học giả Fukuzawa Yukichi. Cũng tại Nhật, gần như đồng thời với trào lưu “Thoát Á” là phong trào “Âu hóa” diễn ra sâu rộng dưới sự dẫn dắt của giới trí thức có tư tưởng cách tân và được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ do giới lãnh đạo tinh hoa của Nhật đã nhìn thấy hiểm họa to lớn nếu đất nước tiếp tục “ngủ yên” trong mô thức Trung Hoa.

Tại Việt Nam, thời cụ Phan Châu Trinh cũng đã diễn ra trào lưu xã hội mang hơi hướng “Thoát Á” nhưng rất tiếc là giới trí thức Việt Nam lúc đó chưa đủ mạnh, chính quyền thực dân và triều đình phong kiến đã không vượt qua nổi tầm nhìn thiển cận và tham lam nên đã dập tắt phong trào đúng nghĩa là xã hội dân sự này.

- Vậy tại sao mô thức phát triển Trung Hoa lại bị các quốc gia lân bang phê phán và muốn từ bỏ?

Vì đó là mô hình xã hội toàn trị kiểu phong kiến, con người bị giam hãm trong mọi không gian: chính trị, kinh tế, văn hóa và riêng tư gia đình. Trong mô thức đó động lực cá nhân bị thui chột hoặc méo mó dẫn đến kết cục là cả xã hội bị trì trệ, khủng hoảng triền miên. Điều này giải thích vì sao phương Tây đã thắng thế trong cuộc chinh phục phương Đông trong hơn 100 năm qua và các quốc gia lạc hậu ở Châu Á đã nhận thức được rằng con đường đúng đắn phải là thoát Á (đồng nghĩa với thoát Trung Hoa) và học tập Tây phương. (các độc giả có thể tham khảo bài viết “Thoát Á mới có thể thoát thân” và “Quốc gia “tự nâng mình” theo chuẩn mực thế giới” của Phạm Gia Minh trên tuanvietnam).

2. Thế nào là thoát Trung đối với Việt Nam?

Câu trả lời có thể sẽ rất phong phú và đa dạng bởi lẽ nếu nói một cách văn hóa, nhẹ nhàng thì cái bóng của Trung Hoa đã từng phủ lên Việt Nam hàng ngàn năm nay trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và nhân chủng. Một cách trực diện và sát thực tế hơn thì móng vuốt của con sói Trung Hoa luôn muốn ghì chặt đất nước và dân tộc Việt này trong vòng tay lông lá của nó trong suốt chiều dài lịch sử.

Vậy thì thoát Trung đối với Việt Nam ta phải vừa làm sao để móng vuốt của con sói không dám đụng vào lãnh thổ vừa làm sao vượt ra khỏi sự che phủ của Trung Hoa lên mọi mặt cuộc sống để dân tộc được hưởng ánh sáng mặt trời.

Những cuộc kháng chiến thắng lợi quét sạch quân xâm lược phương Bắc đã góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng chính là hành động đánh đuổi con sói, thế nhưng để ra khỏi cái bóng đen lừng lững của Trung Hoa thì dân tộc ta đã làm được chưa? Tôi xin đặt câu hỏi với các bạn tại đây.

Theo thiển ý của cá nhân tôi thì dân tộc ta chưa bao giờ thoát ra khỏi cái bóng đó trừ một vài thời khắc ngắn ngủi trong lịch sử. Dẫn chứng cụ thể là các vị anh hùng áo vải Việt Nam được nhân dân yêu nước ủng hộ tiến hành kháng chiến thắng lợi nhưng khi đã nắm quyền thì lại chưa hề biết xây dựng lên MÔ HÌNH XÃ HỘI TIẾN BỘ HƠN TRUNG HOA VỀ CHẤT và kết cục là MÔ HÌNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM DƯỜNG NHƯ LÀ MÔ HÌNH PHONG KIẾN TRUNG HOA THU NHỎ.

Và ngày nay thì Trung Quốc và Việt Nam là tương đồng về mô thức phát triển và thể chế kinh tế – chính trị – xã hội.

Do vậy THOÁT TRUNG ngày nay chắc chắn phải lấy nội dung CẢI CÁCH THỂ CHẾ làm mục tiêu hàng đầu.

Tuy nhiên bên cạnh sự tương đồng đó Việt Nam ta còn có thêm một số điểm yếu khác do hoàn cảnh lịch sử để lại đó là căn bệnh quan liêu – bao cấp kiểu Liên Xô và lề thói tư duy, hành động tiểu nông. Những căn bệnh này chắc chắn sẽ tạo thêm khó khăn cho quá trình THOÁT TRUNG.

3. Những bước đi của cải cách thể chế

Theo cách hiểu chính thống hiện nay thì thể chế là tập hợp những quy tắc cùng các chế tài được viết thành văn (chẳng hạn như Hiến pháp, các bộ Luật, quy chế, nghị định…) và bất thành văn (ví dụ như các quy tắc đạo đức, ứng xử chịu ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống…) do con người lập nên, được chia sẻ trong cộng đồng nhằm hướng hành vi con người theo những lộ trình tương đối dễ tiên đoán, qua đó tạo ra một mức độ trật tự nhất định.

Người ta phân chia ra thành hai loại thể chế đó là:

- Thể chế bên trong: là hệ thống các quy tắc hình thành bởi kinh nghiệm lâu dài và được số đông trong cộng đồng chấp nhận, tuân thủ và trở thành truyền thống. Văn hóa là một thành tố quan trọng của thể chế bên trong.

- Thể chế bên ngoài: là hệ thống các quy tắc được thiết kế, được định rõ trong các bộ Luật, các quy định, đồng thời được áp đặt chính thức bởi một cơ quan quyền lực như Chính phủ chẳng hạn.

Giữa hai loại hình thể chế có mối tương tác, thực tiễn cho thấy hiệu lực của thể chế bên ngoài phụ thuộc vào liệu chúng có phù hợp, bổ trợ cho các thể chế bên trong không.

Như vậy để THOÁT TRUNG và hội nhập với cộng đồng các quốc gia văn minh, dân chủ và thịnh vượng thiết nghĩ cần có những biện pháp cụ thể nhằm

1/. Cải cách thể chế bên ngoài: đó là xây dựng bản Hiến Pháp tiên tiến và các bộ Luật đáp ứng đòi hỏi hiện nay như Luật Trưng cầu Dân ý, Luật về Hội, Luật biểu tình, Luật tiếp cận thông tin, v.v.

Việc xây dựng những bộ quy tắc mới, sửa đổi để hoàn thiện các quy tắc, Luật, biện pháp chế tài hiện hành là việc có thể làm được ngay trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nếu như các cơ quan công quyền có quyết tâm.

2/. Cải cách thể chế bên trong: quá trình này không thể có kết quả trong ngắn hạn vì nó chịu ảnh hưởng của tập quán, lối nghĩ và truyền thống văn hóa. Hơn thế nữa vai trò của các cơ quan công quyền trong việc tạo chuyển biến tích cực đối với lĩnh vực này sẽ rất hạn chế và đòi hỏi chi phí xã hội cao nếu như không biết kết hợp với các hoạt động phong phú của xã hội dân sự.

Người nông dân khi nhận thức được hiểm họa của việc đào gốc hồ tiêu, quế hay nuôi ốc bươu vàng, đỉa, v.v. đem bán cho thương lái Trung Quốc thì bằng những mạng lưới mang tính xã hội dân sự như cơ cấu dòng họ, đồng hương hay nhóm sinh hoạt tổ hưu, cựu chiến binh… sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống truyền thông xã hội lên nhiều lần.

Rõ ràng hiện nay đang có tình trạng “xơ cứng” ở thể chế bên ngoài thể hiện qua việc chậm ban hành hoặc thiếu các quy định mang hơi thở cuộc sống và chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hành động phá hoại kinh tế của các thương lái Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, khai thác khoáng sản và nông, lâm, ngư nghiệp.

Đối với thể chế bên trong thì tâm lý “chuộng hàng ngoại” trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã và đang góp phần bóp chết sản xuất nội địa. Tật xấu thiếu tính hợp tác, nâng đỡ nhau trong giới doanh nhân Việt đã là nguyên nhân khiến hàng Việt khó trụ vững trên thương trường quốc tế. Và còn muôn vàn những ví dụ sinh động khác như tệ nạn đề đóm, cờ bạc, mê tín dị đoan, trọng hình thức mà coi nhẹ nội dung, trọng nam khinh nữ, thiếu tính kỷ luật, ăn cắp vặt, gây gổ, say rượu, v.v. cho thấy trong văn hóa truyền thống Việt Nam chúng ta còn có rất nhiều điểm hạn chế đang trở thành vật cản trên con đường THOÁT TRUNG để hội nhập với THẾ GIỚI VĂN MINH.

Thiết nghĩ để xây dựng thể chế bên trong tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc góp phần THOÁT TRUNG một cách thiết thực và căn cơ, bền vững rất cần tới những hoạt động tự nguyện của các tổ chức xã hội dân sự mang tính lan tỏa, có chiều sâu, kiên trì và huy động được trí tuệ cộng đồng. Hãy phát huy TÂM và TÀI trong DÂN để tránh căn bệnh xơ cứng, nặng về hình thức và thành tích mà bấy lâu nay các tổ chức xã hội dân sự do Nhà nước điều hành vẫn mắc phải.

4. Kết luận

Trong lịch sử các quốc gia Châu Á, quá trình “Thoát Á” hay “Thoát Hán”, “thoát Trung” thành công thường phải đi kèm các điều kiện “Thiên thời – Địa Lợi – Nhân hòa”.

Thiên thời tức là hoàn cảnh quốc tế bên ngoài đòi hỏi phải có sự thay đổi trong nước. Ngày nay Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức và ký kết nhiều công ước quốc tế (ví dụ như Công ước về Nhân quyền, Công ước về chống tra tấn…) và đang đàm phán TPP khiến chúng ta phải tự nhìn lại mình để thực hiện những thay đổi phù hợp. Sức ép từ quốc tế lên quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam là rất lớn.

Mặt khác Trung Quốc đã đánh rơi chiếc mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” và công khai xâm lược vùng biển Việt Nam, bắt đầu bằng vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 và sẽ tiếp tục gây sức ép mọi mặt lên Việt Nam. Trước áp lực từ phương Bắc chúng ta chỉ có hai lựa chọn: một là phải tự thay đổi, phải củng cố an ninh, quốc phòng, kinh tế và dựa vào DÂN, thực lòng xây dựng một thể chế văn minh, dân chủ để tranh thủ được sự ủng hộ Quốc tế, hoặc là quy phục đầu hàng để chịu ách Bắc thuộc lần thứ hai và mãi mãi đánh mất chính mình.

Trước sức ép ghê gớm từ cả hai phía trên bình diện thời cuộc quốc tế, Việt Nam ta chỉ có một con đường: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT!

Địa lợi là yếu tố chưa bao giờ ủng hộ Việt Nam trong quá trình THOÁT TRUNG bởi lẽ Việt Nam luôn trong thế “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc. Tuy nhiên trong thế kỷ XXI này Trung Quốc không còn cái ưu thế cậy gần để một mình gây ảnh hưởng kinh tế, văn hóa và mang quân đi xâm lược như trước kia nữa.

Trong thế giới “phẳng” ngày nay, cự ly và khoảng cách do vậy cũng không có ý nghĩa to lớn như những thế kỷ trước. Việt Nam giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với cả thế giới và nhân đây xin một lần nữa cảm ơn các bậc trí giả tiền nhân của chúng ta đã sáng suốt chấp nhận hệ thống ký tự Latinh làm cơ sở cho chữ quốc ngữ ngày nay. Người ta thường nói chữ viết là chiếc thuyền chở tư duy và tình cảm đến những bến bờ của nền văn hóa và nếu như vậy thì dân tộc Việt Nam từ hơn một thế kỷ nay (tính từ 1867) đã từ bỏ con thuyền nan Hán Nôm cũ kỹ để bước lên con tàu chạy động cơ lớn vượt đại dương.

Trong lĩnh vực văn hóa, nền tảng của thể chế bên trong, Việt Nam ta như vậy có ưu thế rất lớn để THOÁT TRUNG.

Khi đã xây dựng được thể chế bên ngoài tiến bộ trên cơ sở thể chế bên trong lành mạnh thì chúng ta sẽ tạo ra một môi trường thể chế có sức mạnh nội lực to lớn. Đó là sức mạnh sáng tạo của hơn 90 triệu người dân yêu nước được khuyến khích và động viên bởi bầu không khí dân chủ, tự do và khoa học. Đó còn là nguồn vốn đầu tư kinh doanh và nhân tài khắp bốn phương quy tụ về nơi mà thiên hạ vẫn gọi là “đất lành, chim đậu”.

Trong cuốn sách gây tiếng vang “Chiếc xe Lexus và cây Oliu”, nhà báo Mỹ Thomas Friedman lần đầu tiên đã đưa ra nhận định “thế giới ngày nay phẳng”. Đúng vậy, thế giới của chúng ta ngày một phẳng do không còn nhiều bức tường ngăn cản sự chuyển dịch dòng vốn và nhân lực. Tuy nhiên tôi xin thêm một nhận xét: “Thế giới ngày nay là một mặt phẳng nghiêng cho nên hiện tượng nước chảy chỗ trũng diễn ra mạnh mẽ và nhanh hơn trước”.

Khi Việt Nam chúng ta dám đột phá trong cải cách thể chế thì chắc chắn vốn đầu tư và nhân tài khắp nơi sẽ dồn về đây. Ngày nay các quốc gia đã qua thời cạnh tranh nhau bằng sản lượng mà đã chuyển sang cạnh tranh bằng THỂ CHẾ. Quy luật mới hình thành này có liên quan mật thiết tới đặc thù của nền kinh tế tri thức.

Cái cách mà Trung Quốc đang hung hăng khiêu khích và xâm lược lãnh thổ của các quốc gia láng giềng đã cho thấy lãnh đạo của đất nước 1,3 tỷ dân này vẫn chưa thoát ra khỏi lối tư duy Đại Hán đã rất lỗi thời mặc dù Trung Quốc đã soán ngôi nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản về sản lượng. Và như vậy Trung Quốc chưa thể có môi trường thể chế lành mạnh chứ chưa nói tới mang tính cạnh tranh toàn cầu để thu hút các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, một môi trường thể chế dân chủ, tự do, thịnh vượng của Việt Nam sẽ làm nội bộ Trung Quốc phải nhìn lại chính mình.

Chúng ta không nên và không thể để thế giới nhìn Việt Nam và Trung Quốc là những chính thể đồng dạng hay “cá mè một lứa”. Việt Nam chỉ có thể được thế giới ủng hộ thực lòng khi chúng ta có thể chế lành mạnh.

Rõ ràng bài học “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy chí nhân để thay cường bạo” của tổ tiên để lại nếu được áp dụng trong thế kỷ XXI chính là vấn đề về THỂ CHẾ.

Nhân hòa hay yếu tố lòng dân luôn có vị trí thường trực trong suốt chiều dài lịch sử với bao thăng trầm. Chúng ta quen với lối nghĩ rằng dân ta yêu nước chống ngoại xâm mà đôi khi vẫn quên rằng thời nhà Hồ, khi giặc Minh tràn sang dân đã quay lưng với triều đình khiến đất nước rơi vào tay ngoại xâm với hơn 20 năm bi thương. Chúng ta cũng quên rằng chỉ vài chục tên lính lê dương mà quân Pháp đã lấy cả vùng mấy tỉnh Bắc Bộ bởi lẽ… “quân Pháp đi đến đâu, thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu lấy áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bị bọn quan tham ô lại hà hiếp bóc lột” (Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ. NXB Tp Hồ Chí Minh, 2000, trang 141).

Và có nhiều nhặn gì đâu những cái tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống hay Hoàng Văn Hoan đã đủ cho ta thấy thời nào cũng có bọn sẵn sàng bán nước cầu vinh hoặc quá hèn nhát trước cái thế trùng trùng binh mã của ngoại xâm phương Bắc.

Vì sao hiện có trên 90% các gói thầu những dự án quan trọng đều do Trung Quốc nắm?

Vì sao Trung Quốc thuê đất rừng đầu nguồn, mua ruộng của nông dân trên cả ba miền, thuê mặt nước “nuôi thủy sản” ngay sát đồn biên phòng Vũng Rô và đi lại trên đất Việt Nam như vào chốn không người, để đến khi bạo động ở Vũng Áng, Bình Dương làm lộ diện hàng chục ngàn người Trung Quốc “chui” thì các cơ quan chức năng mới biết?

Những bất cập hay “câu chuyện Mỵ Châu” thời nay có thể viết thành truyện 1001 đêm.
Và đó là điều rất có ảnh hưởng tới yếu tố nhân hòa.

Nhưng vượt lên trên tất cả sự nhu nhược, đớn hèn hay phản bội của số ít trong cộng đồng, lòng yêu nước của người Việt Nam cuối cùng vẫn chiến thắng. Phải chăng đó là mật mã của gen di truyền?

Nếu quả thực tồn tại gen yêu nước thì một khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi nó sẽ phát triển vượt trội để tạo nên những đột biến. Phải chăng với môi trường “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” thời Trần Hưng Đạo mà sự đột biến đã khiến giặc Nguyên Mông phải dừng bước trước một Việt Nam bé nhỏ?

Theo ngôn ngữ khoa học chính trị ngày nay thì môi trường tạo ra những đột biến xã hội chính là THỂ CHẾ. Khi thể chế lành mạnh lòng dân sẽ quy tụ quanh lãnh đạo, mọi quyền lợi hay tranh chấp nhỏ nhặt sẽ được dễ dàng bỏ qua để chung sức chung lòng đạt mục tiêu lớn. Khi thể chế suy đồi, hà khắc thì những gì đã xảy ra thời nhà Hồ và cuối triều Nguyễn là điều dễ hiểu…

Hy vọng rằng gen yêu nước của chúng ta vẫn luôn khỏe mạnh và vượt trội để thoát ra khỏi cái bóng Trung Hoa đang đè lên mọi mặt cuộc sống hôm nay.

Phạm Gia Minh

(Nội dung đã được chỉnh sửa cho phù hợp)

 

http://truongtansang.net

 

“Chúng ta cần xử lý dứt khoát các tình huống, nếu không sẽ ngày càng phức tạp”

Email In PDF.

Chủ nhật, 15/06/2014, 17:44 (GMT+7)

 (Thời sự) - Năm 1999, trong Tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc đã khái quát phương châm 16 chữ vàng với Việt Nam “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đến năm 2002, Trung Quốc lại khái quát một phương châm nữa, gọi là “4 tốt”: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”. Nhưng với những hành động ngang ngược, gây hấn trong thời gian qua, Trung Quốc dường như đã tự phá bỏ những điều tưởng chừng là “vàng” của hai nước.

Ông Nguyễn Trung - nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ông Nguyễn Trung - nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ông Nguyễn Trung – nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định: “Trước khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng biển của nước ta và có những hành động gây hấn đối với các tàu cảnh sát biển, tàu cá Việt Nam thì Trung Quốc biết rõ đã phá bỏ 16 chữ vàng và 4 tốt trong mối quan hệ với Việt Nam”.

Đánh giá tình hình trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, ông Trung phân tích: “Sau những hành động ngang ngược và bất cần của Trung Quốc, Việt Nam cần phải xem xét lại những chính sách của mình. Họ đã không còn giữ mối quan hệ 16 chữ vàng, 4 tốt nữa thì chúng ta cũng phải đánh giá, nhìn nhận đúng cục diện và mối quan hệ với Trung Quốc.

Không thể phủ nhận những áp lực và thách thức mà Trung Quốc tạo ra đối với các nước trong khu vực và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy rõ được thách thức này, phối hợp với các quốc gia khác thì hoàn toàn có thể đối phó được. Nên biết, Trung Quốc đặt giàn khoan là để thách thức trực tiếp Việt Nam và để kết nối cái gọi là đường lưỡi bò 9 điểm nhằm gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác”.

Là người nghiên cứu về mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử và theo dõi sát những hành động gây hấn, xâm chiếm vô pháp ở Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian qua, ông Trung cho rằng: “Năm 1956, Trung Quốc đã bắt đầu có những động thái thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Đặc biệt là sau khi ký hiệp định Giơnevơ, Trung Quốc đã thẳng thừng dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa trước sự phản đối kịch liệt của dư luận quốc tế.

Âm mưu đó lộ rõ hơn khi đầu tháng 5.2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào thẳng vùng biển chủ quyền của nước ta. Hành động này phải nói chính xác là xâm lược, lấn chiếm và nó đã tồn tại xuyên suốt trong tư tưởng của lãnh đạo Trung Quốc”.

“Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn thời điểm này để đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam. Giàn khoan Hải Dương – 981 đã được họ chuẩn bị từ nhiều năm nay. Nếu phân tích tình hình thế giới và trong nước thì việc Nga tiến hành sáp nhập Crimea đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong quan hệ Nga – Ukraine, Nga – Phương Tây. Mặt khác, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cũng có bước phát triển mới. Sự hợp tác giữa hai cường quốc khiến cục diện thế giới thay đổi. Cùng với đó là thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, nhất là phát biểu của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc ở Shangri-La 13 cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như vậy.

Tôi cho rằng, Trung Quốc đã thực sự chuyển mình sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông, thời kỳ chiếm được chỗ nào thì chiếm, khẳng định chỗ nào thì khẳng định” – ông Nguyễn Trung phân tích.

Để đối diện với những thách thức từ Trung Quốc, ông Nguyễn Trung cho rằng: “Chúng ta cần phải cho dân biết, dân hiểu về mối quan hệ hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta cần phải dứt khoát xử lý các tình huống, nếu không sẽ càng ngày gặp nhiều khó khăn trước thái độ của Trung Quốc. Yếu tố căn bản để nhân dân bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước trước hành động xâm chiếm của Trung Quốc là dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về quan hệ hai nước. Nếu chúng ta lúng túng, không kiên quyết đấu tranh thì thế giới cũng khó lòng ủng hộ mình được”.

(Theo Lao Động)

http://nguyensinhhung.net/

 

THƠ LÁI VUI New

Email In PDF.

1.  Lạc bút nó ra thành lục bát

Thơ đường, thơ luật hát thường đơ

Thơ vượn, thơ hươu là thương vợ

Thơ đấy hững hờ dễ thấy đơ ! 

 

2.  Thục tủ lấy tiền lo thủ tục

Khai xong, lộn chút chút không sai !

Tình cháy nồng nàn, ngay tài chính

Thay tiền mà được đỉnh thiên tài !

  

3.  Bỏ nhà mấy bố theo bà nhỏ 

Mò nhau ông nó thích màu nho!

Tối giảng thế nào Trùm Sò tán giỏi?

Bà nhỏ theo tui, khỏi bỏ nhà !

 

 4.  Bà lão có bảo là

Đã có tiền đó cả

Chả boa gì cho bả

Quá bèo nên quéo bà

 

5.  Đại học chớ chơi phường độc hại

Giang hồ, vô lại... để vô hàng

Kê tính một bài sang kinh tế

Can ông là phải nể công an

 

6.   Vừa gắp vừa vò qua Gò Vấp

Ma sát, một hồi tấp mát sa

Thục dễ xa xa là thể dục

Rà sân xem thủ tục gần xa

 

 28/10/17

  

7.  Ba, riết rồi mình cũng biết ra

Thiên tài cũng chả thể thay tiền

Bực mình là biết như bình mực

Suy sét hổng bằng cực sexy !

 

 8.Ta kể là tê cả 

Tay sỉn bảo tỉnh sai 

Vãi tô rịu vỗ tay

Tỉnh đoàn chạy toàn đỉnh !  

 

9.  Bé trên xóm nhỏ ở Bến Tre

Vọng chờ em thỏ thẻ vợ chồng

Mơ vọng vô bờ, trông mong vợ

Mong sao ngày họp chợ mau xong

20.6.20 

(MỚI NỮA NÈ)

10. Độ lại xe dẫn ra đại lộ

Lên ga là có độ la rên

Lái dở kênh kênh, mạ, lở dái

Tông dữ như tên cái, tử vong !


11. Lụt bão ngập nhà ông Lão Bụt

Vây đời sao ngút nỗi vơi đầy

Biệt thự ! Bụt. Nhà này bự thiệt !

Đầy vơi, Bụt mãi miết đời vây 


12. Sáng đụng ông súng đạn.

Ku tốt chắc cốt tu !

Ngủ mơ ổng ngỡ mu

Dái ghê, đù dê gái !


13.Truyền điện võ gì mà truyền điện

Má ời, con khíu kiện, mới à !

Duyệt thử cha nào la dữ thiệt

Khuyên ông trốn biệt kẻo không yên ! 


14. Tán duyên thì mới có tiếng vang

Trần Thời không mang tiếng trời thần

Đất Mũi có đâu lần đuổi mất

Đầm Dơi khai thật có đời dâm?

(CÀ MAU ĐỘC VÀ LẠ)


15. Đáng dẹp nhưng vì em đẹp dáng

Đáng chết nhưng vì em đếch chán.

Đáng lẽ thôi mà ôi đẻ láng.

Đáng thầy có tiệc vui đầy tháng.

 

Từ 01.7.20 - Mỗi tháng ráng một bài !

 

16. Ta dạy ở tại gia

Ta bài chứ tài ba

Hiểu ai nhá, hãy yêu

Lấy đại là lạy đấy

(12.7.20) 

17. Tớ sang bà huyện đẹp tán sơ

Khơi lòng chẳng lẽ cứ không lời

Tuyệt vời! Bà đẹp như trời duyệt

Trời cho bà khác biệt trò chơi.

01.8.20

18. Cây dầu đốn mớ định câu dày.

Tại sao nhom sắc nhóm tạo sai ?

Vượt rào báo chí bay vào rượt

Tái sinh ! Đâu có được tính sai ! 

01.9.20 

19. Thư giãn! Có chi mà than dữ?

Than giời than đất chuyện thời gian

Kê gọn cái bàn TAO chờ con ghệ 

Sáng hôm sau, ẻm để, sáu hôm sang !

01.10.20  

20. Xa nhiều dễ xìu nha

Giả đò qua dò đã

Chả đưa cầm chưa đã

Ma rốc phải móc ra !

01.11.20 

21.Giữa đông mà lại mắc võng đưa

Cái quần mới sửa bữa, cứng hoài !

Tại ứ lâu ngày ông tự ái

Gió quá tai mà gió quá tai? 

03.12.20 


22. Sẵn dư giờ đọc lại sử văn

Sông dài ngàn dặm có sai dòng

Thi phú ngàn đời mong thu phí?

Không có ngàn xưa bởi hóa công

 

04.01.21 

23. Ráng lên đừng rên láng

Thương láng đứt tháng lương

Thấy nàng lương tháng này

Gia bảo đây giao bả !

 01.02.21

24. Đầu xuân uống cạn chứ đừng sâu

Câu đó tui khè chứ có đâu

Dí tui, tui uống sâu vui tí

Vào xong, còn tí đợi vòng sau !


25.Tân Sửu năm tu sẵn

Năm mới phải nới mâm

Nâng tầm lên 5 tầng

Tết không hiu. Mần tiêu không hết !

CHÚC TẾT

01.3.21 

26. Kĩ sư tâm sự cùng cư sĩ

Đang tìu như con quỷ điêu tàn

Dinh tướng mà như đang dương tính

Khan thóc, hỏi mà nín khóc than. Hú hu. HU

 

(Khan thóc phải làm sao không thác!

Điêu tàn là ông bác đang tiều

Đạt là thưởng chuyến phiêu Đà Lạt

Than quăng là một phát thăng quan. Há ha. HA)

 01.4.21

27. Ngập tràn bia ngàn tập

Gầy độ nay rộ đầy

Mày đòi giờ mồi đầy

Đang nhậu mày đâu nhạn ?

02.5.21 

28. Cá to nhậu có ta

Bà to thích bò ta

Hả kết bia hết cả

Cá bò vui có bà !

01.6.21

29. Kiện đó nếu như không có điện

Thời gian mất điện chỉ than giời

Kiện đúp nếu ông chơi cúp điện.

Ơi ông, cúp thiệt chết ông ơi!

 01.7.21 

30. Tiết mục gì tục miết

Dái bầu cũng giấu bài

Dái ông có giống ai

Phỏng dái kêu phải giống!

02.8.21

31. Nghĩ toàn là ngàn tỉ

Chỉ tính được 9 tỉ

Nghĩ tình hơn nghìn tỉ

Pho tình í phình to!

 05.9.21

32. Bả về quậy bể già

Bả giằng tiêu bằng giả

Là bữa ông lừa bả?

Rớ tay xòa gái tơ

02.10.21 


33. Cha nhắc là chắc nha

Cá giàu tên cáo già

Tà sư tránh từ xa 

Ba đía chỉ bia đá!

02.11.21 


34. Xứ chợ cũng sợ chứ

Nuôi chó sợ nó chui

Nôm chó sợ nó chôm

Có chiêu thường kêu chó

03. 12. 21  


35. Tính lên mời tên lính

Xin mời ai xơi mình

Non lửa tính nửa lon

Xích lô còn xô lít!

02.01.2022 

 

36. Tao già người ta giàu

Tao mập phải tập mau

Tao răn mình tăng rau

Mới tập sao mập tới?!

 04.02.2022


37. Đào vườn đắp đường vào

Đào mương đắp đường mau

Ra vào ăn rau già

Dĩ hòa nha già quỷ

04.3.22

 

38. Hiền ta! Quê có phải Hà Tiên?

Hiền lành đụng phát bị hành liền.

Hốt tiền, em đẹp em hiền tốt.

Xui tiếp đợt này chốt sếp tui!

05.4.22 

 

39. Đồ hồng bán đồng hồ

Lâu đời còn lời đâu

Câu đó chứ có đâu

Thượng lưu em thu lượng

02.5.22 

40. Thường không thể: Thề không thưởng!

Thuyền trưởng phải thưởng tiền

Kêu em thưởng kem yêu

Điều động siêu đồng điệu

03.6.22 

 

41. Học sinh đọc hịch xong

Thầy buộc lớp thuộc bài

Quái ta bài quá tai

9 điểm em chiếm đỉnh!

04.7.22 

 

42. Chồng vợ đi chợ Giồng

Giồng Trôm khỏi dòm trông

Trông coi chỉ toi công

Công tội mới coi trọng.

 04.8.22


43. Xào chay bả xài chao

Tao chạy bởi tại chao

Chao môn dễ chôn mau

Nhấm liều ngủm nhiều lắm!

 10.9.22

 

44. Ghiền tôm phải gom tiền

Toàn cơm thiếu tôm càng

Cơm tấm chả cấm tôm

Chữa no thì cho nữa!

14.10.22  


45. Qua tỉnh lộ mình vô tỉnh lạ

Hẻm không ai có hãi không em?

Khai sợ hỏng bảo không sợ hãi

Anh thật lòng như ông thật lành!

18.11.22 


46. La không tiền có liền không ta?

Tôi cho rằng lương tăng cho rồi

Tất yêu đời như trời yêu đất

Tôi đê mê như tê đôi môi!

 11.12.22

 

47. Cà gom chuẩn bị cơm gà 

Bồ kho cá mặn, thêm là bò khô

Vô cùng ngon cứ dùng cô

Nếu o nhau thế, nhỏ bồ nó yêu!

 30.01.23

 

48. Nếu sò thì nhỏ nó xìu

Tha nhân hot hot thì đều thân nha!

Già bài sẵn có vài bà

Dữ sang hot được mới là giảng sư

 03.02.23


49. Như anh hot chẳng nhanh ư?

Chị gầm xuống bảo, giảng sư chậm rì!

Xì tin nghe vậy xin tì.

Đợi lâu đâu lợi, mắc gì Chú đợi lâu?

19.3.23 


50. Lâu đó, mặt có ló đâu

Ông làng trốn vậy làm sao an lòng?

Ông Heo còn thích eo hông!

Liều ta! Heo để em bồng là tiêu!!!

 22.4.23 


51. Hiu chết là tại hết chiêu!

Thúc Sinh xưa có ít nhiều thích sung?

Bưng trà nay có bà Tưng?

Tốp khùng trùng khớp quậy tưng tốp khùng!

22.5.23 

 

 
Trang 3 của 3
BẠN ĐANG XEM TRANG CHỦ BÀI VIẾT KHÁC