BÀI VIẾT KHÁC

ĐỨC ÁI QUỐC

Email In PDF.
ĐỨC ÁI QUỐC

 

 1.    VÀI CÂU “ NHỨT NGÔN HƯNG QUỐC, NHỨT NGÔN TÁNG QUỐC”

2.    ĐỨC ÁI QUỐC LÀ GÌ?

3.    KHÁI NIỆM VỀ QUỐC GIA

4.    KHÁI NIỆM VỀ QUÊ HƯƠNG

5.    HÌNH THỨC ÁI QUỐC

6.    LUYỆN ĐỨC ÁI QUỐC

 1. VÀI CÂU “ NHỨT NGÔN HƯNG QUỐC, NHỨT NGÔN TÁNG QUỐC

 Đọc sử Việt ta thấy ông cha ta đã xây đắp mảnh sơn hà gấm vóc Việt Nam bằng sông máu núi xương. Bị nhiều phen nô lệ, ta còn khoảng cách xa với các liệt quốc hùng cường nhưng Việt Nam về mặt tranh đấu là một dân tộc kiêu hùng. Những trang sử vẻ vang làm bằng chứng hùng biện nói lên óc chuộng tự do, tinh thần bất khuất, chí tiến thủ, lòng ái quốc của con cháu Tiên Rồng. Ta chỉ thử coi lại vài gương anh dũng của đời Trần để nung ngọn lửa mến yêu nòi giống.

 a)    Lần thứ nhứt quân Mông Cổ dữ như lang sói, mạnh như vũ bão tấn công ồ ạt Việt Nam, chiếm Thăng Long thành. Thấy ba sứ thần của mình bị trói giam, quân Mông Cổ hầm hầm như ác thú chặt đầu sạch nam phụ lão ấu của thành. Trần triều hay tin lo âu như mất hồn. Trần Thái Công hỏi Trần Nhựt Hiệu, bấy giờ làm Thái úy, liệu thế nào. Ông này cầm sào viết lên mặt nước: “Nhập Tống” ngụ ý khuyên vua bỏ nước đào tẩu. Trần Thái Công tham vấn ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, vị lão thần ngoài lục tuần kiên quyết gằn từng tiếng: “ Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

b)    Mặt trận Lạng Sơn đã thất, Hưng Đạo Vương rút quân về Bái Tân để tiến ra Vạn Kiếp. Trần Nhân Tông thấy thế giặc ác tựa cuồng hổ, dân chúng chết như kiến bị thui, khuyên Hưng Đạo Vương nên đầu hàng. Là một danh tướng đầy bản lĩnh, đã từng vào ra trận mạc hơn cơm bữa, uy dũng nói: “ Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã”

c)    Thất trận Tha Mạc, Trần Bình Trọng bị quân giặc vây bắt nhốt tù. Ông là danh tướng cương nghị, nhứt quyết giữ vững tiết tháo. Trong đề lao, ông tuyệt thực. Thoát Hoan muốn lợi dụng binh tài của ông, dụ dỗ ông và hỏi ông có muốn làm vương đất Bắc không? Lời nói như gươm đao phóng vào mặt Thoát Hoan, ông hét: “ Tao thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

 Đọc mấy lời đanh thép trên ai là người Việt mà không thấy lòng lâng lâng yêu nước và trọng phục nghĩa khí của những vị tuấn kiệt nước nhà.

Để có tâm hồn yêu mến non sông, theo vết những tiền bối anh dũng, dưới đây ta sẽ xét thế nào là Ái Quốc, Quốc Gia là gì, Quê Hương là gì?  Và sau khi tìm hiểu những hình thức ái quốc, ta bàn bí quyết luyện đức cao cả này.

2. ĐỨC ÁI QUỐC LÀ GÌ?

 Ái quốc là đức luân lý giúp ta có tâm tình yêu mến tổ quốc cách thiết tha, lúc nào cũng nổ lực phụng sự cho thới thạnh vinh quang ở thời bình và lo bảo vệ nó buổi binh đao.

 I)Ái quốc là nhân đức. Tổ quốc được coi như người mẹ và các công dân là con cái. Nếu tâm tình yêu mến, kính phục, giúp đỡ cha mẹ gọi là đức hiếu thảo thì tâm tình yêu mến, kính phục, giúp đỡ Tổ quốc cũng được gọi y như vậy. Tuy Tổ quốc không sản sinh chúng ta như cha mẹ nhưng biết bao nhiêu tài sản vật chất, tinh thần ta có đều do Tổ quốc.

II)Tâm tình yêu tổ quốc. Yêu tổ quốc tuy có căn cứ vào lý trí nhưng theo thực tế phải chịu là việc của tình cảm. Thứ tâm tình này trong sạch cao cả, quý báu như tình con đối với cha mẹ, như bạn tốt đối với tri âm của mình. Người ta vẫn cảm nó cách sâu xa mà khó định nghĩa hay diễn lộ nó. Foulquié khi viết về tinh thần ái quốc có trưng danh ngôn này của Montaigne nói về La Boétie để vạch tính cách huyền bí của lòng yêu quê hương: “Bởi vì anh là anh mà tôi là tôi”. Quả thực khó trả lời khi ai hỏi ta tại sao ta trìu mến quê cha đất tổ. Nói lý thì cũng có, ví như nhờ nó mà ta sống, trên nó ta có nhiều kỉ niệm vân vân. Nhưng có một cái gì siêu mầu mà ta khó diễn tả ra chu tất. Cái gì đó thuộc bản chất người của ta. Ta là người Việt Nam cũng như ta là con người, ta có thể nhập tịch ở một quốc gia khác, làm công dân một nước khác, nhưng không vì đó mà ta thôi là người Việt Nam, và cũng vì đó mà ta trìu mến quê hương Việt Nam. Tâm tình trìu mến này được yểm trợ bởi những tâm tình hoặc hãnh diện hoặc đau khổ khi ta nghĩ đến những trang sử vẻ vang hay những trang sử nô lệ của non sông ta.

 III)Nổ lực phụng sự tổ quốc. Yêu tổ quốc không có nghĩa là chỉ nói yêu ngoài miệng hay chỉ có những tâm tình thích mến thuần túy. Quan trọng là phụng sự. Phải nổ lực thực hiện những bổn phận thường nhựt mà địa vị mình bắt buộc cho bằng được, như thế có nghĩa là ta chân thành yêu nước. Lúc thanh bình, ta lo cho tổ quốc thới thạnh bằng các việc kiến quốc. Khi sơn hà nguy biến, nghĩa vụ cứu quốc là nghĩa vụ của toàn dân. Nói đến ái quốc hay yêu quê hương thường người ta có những tâm tình quyến luyến hơi giống nhau. Tuy nhiên có vài tiểu dị ta cần chú ý. Cho đặng nhận thấy dễ dàng những tiểu dị này ta thử tìm hiểu hai khái niệm quốc gia và quê hương

 3. KHÁI NIỆM VỀ QUỐC GIA

 Có hai yếu tố cấu thành cái mà người ta gọi là quốc gia: Yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần

 1)Yếu tố vật chất. Hiểu là lãnh thổ và chủng tộc hay nói đúng hơn là dân tộc. Cho đặng thành lập quốc gia, người ta phải có một địa dư độc lập để cư trú, làm ăn. Trên địa dư ấy những người phải có chung một nguồn nòi giống. Nhưng trên tràng kỳ lịch sử, loài người vì cuộc trà trộn hoặc do giặc giã, do di cư cầu thực…những chủng tộc không còn tính chất thuần túy. Thực tế là ta thấy trong một quốc gia ngày nay có nhiều chủng tộc lai căn làm nên cái người ta gọi là dân tộc. Trong yếu tố vật chất, điều kiện sau chót nầy không phải là điều kiện hoàn toàn tất yếu. Tuy nhiên về vật chất, mỗi dân tộc có những bản sắc đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những yếu tố tinh thần mà chúng ta xét dưới đây:

2)Yếu tố tinh thần. Ernest Renan khi bàn về quốc gia, hạ bút: “Một quốc gia là linh hồn, một nguyên tắc thiêng liêng. Nói cho đúng có hai điều hợp nhứt cấu thành linh hồn và nguyên tắc thiêng liêng này, một ở trong dĩ vãng, một ở trong tương lai. Cái này có chung di sản kỷ niệm phong phú. Cái kia là sự ưng thuận hiện thời, sự ước muốn sống chung, ý chí tiếp tục đề cao giá trị gia tài mà người ta có chung” ( Diễn văn E. Renan đọc ở Sorbonne ngày 11-3-1882). Các tư tưởng này rất chí lý. Quốc gia cấu thành bởi những yếu tố tinh thần quan trọng là một dĩ vãng chung đầy kỷ niệm, một tâm chí hiện tại luôn muốn tiến thủ và một nguồn hy vọng bao la hướng về tương lai.

a)   Dĩ vãng đầy kỷ niệm. Nó gồm cả một thời qua khi nhục nhã, hiển vinh, khi hoan lạc, đau khổ và nhứt là vết hy sinh cứu quốc và kiến quốc của ông cha. Điều đáng để ý nữa là cái tinh thần về tôn giáo, phong tục hoặc về văn hóa, ngôn ngữ… mà ông cha để lại

b)   Tâm chí tiến thủ. Những người thừa hưởng di sản quý giá ấy phải tiếp tục làm cho nó ngày một phong phú, tốt đẹp hơn.

        c)Hy vọng ở tương lai. Toàn dân nhứt trí cộng lực xây đắp nền thống nhứt, dồi mài óc tự do dân tộc để trên bản đồ quốc tế, quốc gia luôn được vinh quang

4. KHÁI NIỆM VỀ QUÊ HƯƠNG.

Tiếng Pháp có từ ngữ Patrie phát xuất bởi từ ngữ Patrius của La-văn. Patrius có nghĩa là thuộc về người cha. Ta dịch Patrie là quê hương, quê cha đất tổ hay nơi chôn nhau cắt rốn. Quê hương cũng cấu thành bởi hai yếu tố vật chất và tinh thần như quốc gia. Nhưng trong khái niệm quê hương, người ta hay nghĩ đến gia đình, đến một miền xứ nhứt định mà nơi đó người ta đã được sinh ra, trưởng thành với bao kỷ niệm êm đềm. Nơi quê hương, người ta có những tình cảm yêu mến thấm thía, siêu thiêng. Người ta nghĩ đến công ơn của tiền nhân, mồ mả ông bà, cha mẹ. Mất quê hương người ta đau xót tận tâm hồn, tuyệt vọng như mất cha mẹ. Vậy căn cứ vào những nhận xét trên, ta có thể thấy được vài tiểu dị giữa lòng ái quốc và lòng mến quê hương.

Trong tình yêu quê hương nặng về tình cảm, chú trọng đến các kỷ niệm gợi niềm lưu luyến, nhắm đức hy sinh bảo tồn nơi chôn nhau cắt rốn. Khi quê hương bị mất người ta thấy không lãnh thổ nào thế lại được. Người ta đau xót, nổ lực tranh giành lại cho kỳ được quê cha đã mất. Còn ái quốc nặng về đường tinh thần nghĩa là nó thúc đẩy người ta quyết giữ bản đồ quốc gia như tiền nhân để lại, làm cho dân chúng có đời sống ấm no dưới chế độ chính trị lý tưởng nào đó.

Tuy có những tiểu dị căn cứ vào tâm lý này, ta đừng quên hai quan niệm ái quốc và yêu quê hương bổ túc nhau. Trong bài này, ta gọi chung cả hai là đức ái quốc. Đức này vừa dựa trên tinh thần vừa dựa trên tình cảm làm cho ta yêu mến non sông sâu sắc bằng cách lo phát triển cho nó về mặt vật chất, tinh thần và tâm đức

5. HÌNH THỨC ÁI QUỐC.

 Ái quốc có nhiều hình thức, ta cần nhận chân để khỏi té vào lối yêu nước sai lầm.

a) Ái quốc môi mép. Người ái quốc môi mép hay bàn phiếm về chánh trị, ưa đả kích, chống đối này nọ, tuyên bố ghét ngoại xâm. Nhưng tất cả điều họ nói là lý thuyết, có khi do tật già hàm trống trải hơn là do tâm hồn yêu mến nước nhà cách chân thật

b) Ái quốc mưu sinh. Người ái quốc mưu sinh là người coi việc Làm Cha Mẹ Dân như một nghề mưu sinh cho mình và nuôi vợ con. Họ cũng lo cho quốc gia vậy, nhưng họ lo cho quyền lợi cá nhân và gia đình họ hơn. Nếu như giông mưa, bão tố, người ta khó tìm thấy mặt trời như thế nào thì khi sơn hà nguy biến, quốc dân khó tin tưởng nơi họ như thế ấy. Họ cũng bàn chánh nghĩa, cũng hô hào quyền lợi dân tộc nhưng khi có cơ hội bán nước cầu vinh thì họ không ngần ngại làm con trung hiếu của thứ người như Lê Chiêu Thống.

c) Ái quốc bài ngoại. Đây có phải là thứ người yêu dân tộc sâu sắc không? Không biết! Nhưng tự nhiên họ ghét ngoại nhân và tất cả những gì của ngoại quốc. Họ có tinh thần dân tộc mù quáng, thích bế quan tỏa cảng, như thế họ vô tình họ làm cho dân tộc lạc hậu. Ngoại xâm thì nhứt định phải thù oán rồi nhưng những gì hay đẹp về tôn giáo, văn hóa, phong tục của nước ngoài ta phải nhận và phải thâu thái để nước nhà ngày một vẻ vang với các quốc gia khác chớ

d) Ái quốc tình cảm. Thứ ái quốc này căn cứ vào tình yêu quê hương mà không để ý đến sự phát triển của nó. Người ái quốc theo tình cảm chỉ yêu dân tộc bằng mối tình thuần túy. Họ không sáng suốt thấy những đòi hỏi cần thiết của nước nhà để lao mình vào các phận sự ích nước lợi dân. Thứ ái quốc này là họ hàng với ái quốc môi mép. Cả hai đều vô ích cho xứ sở

e)Ái quốc chân chính. Tình ái quốc chân chính là một nhân đức. Nó căn cứ trên lòng hiếu thảo đối với ông cha và dựa vào đức ái quốc đối với đồng bào. Đức ái quốc làm cho tâm hồn cao cả vì nó không khiến người dân coi ái quốc là mục đích tối hậu của đời sống mà coi là phương thế để hướng đồng bào đi từ hiện phúc trần gian đến vĩnh phúc sau giờ chết. Dĩ nhiên đức ái quốc đánh tan được gốc rễ lòng ích kỷ chật hẹp hay buộc trói con người trong quyền lợi bản thân, gia đình. Họ đưa con người khỏi biển hy sinh. Thời bình, người ái quốc lo cho sự tiến bộ của dân tộc, tránh theo những “tà thuyết” gieo rắc đói rách trong quần chúng . Thời loạn, họ bảo vệ quốc dân khỏi nanh vuốt ngoại xâm, sẵn sàng vì tổ quốc.

Khi thể hiện tinh thần hy sinh, người ái quốc một mặt lo cho nước nhà giàu có, dân chúng ấm no, có binh hùng tướng mạnh, mặt khác lo bảo tồn tinh thần dân tộc, phát triển di sản tinh thần của ông cha, cho du nhập từ nước khác những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại. Làm công việc này, người ái quốc vừa đề cao nhân cách của mình, vừa tỏ lòng tri ân các bực tiền bối cũng như làm xong bổn phận mình đối với đồng bào sống với mình.

6. LUYỆN ĐỨC ÁI QUỐC

 Chúng ta đã biết, ái quốc không phải là tình cảm thuần túy. Nó cần những việc làm hữu ích cho vận mệnh quốc gia và quyền lợi quốc dân. Vậy, muốn trở thành người ái quốc chân chính phải có óc hy sinh. Khi sơn hà cần đến, ta phải biết coi rẻ tư lợi mà lo cho quyền lợi tổ quốc.

Thân phụ của Pasteur về chiều ưa đọc lịch sử nước Pháp để thưởng thức những gương anh dũng của dân tộc ông. Người Việt nên noi gương luyện lòng ái quốc của ông:  Là năng đọc sách lịch sử nước nhà. Trong đó ta gặp biết bao bài học có thể gia tăng nơi ta lòng yêu đất nước.

 Sau hết, yêu nước cách thực tế nhứt là lo làm những công dân tốt, những công dân chu toàn các bổn phận hàng ngày. Làm công dân tốt chẳng những là người biết thượng tôn pháp luật mà còn tự biết đào luyện về thể xác, tinh thần, tâm đức, xã giao...

 Riêng ở thời này, mấy tiếng tự do dân chủ quá phổ thông, nhưng óc tự do và óc dân chủ chân chính còn hi hữu. Người tự do nhứt, dân chủ nhứt là người trước hết làm chủ lấy mình, tức là điều khiển các tình dục của mình để hướng chúng về Chân- Thiện- Mỹ- Phúc. Còn chu toàn các bổn phận phải hiểu là ái quốc thực tế. Chúng tôi muốn nói tình ái quốc thì có lẽ công dân nào cũng có nhưng lo cho nước nhà khỏi những “tà thuyết”, khỏi nô lệ tinh thần, vật chất với ngoại bang thì không phải công dân nào cũng lo đâu. Câu “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” rất có ý nghĩa trong việc phụng sự quốc gia. Người ta lơ là với thân phận nước nhà hơn là giải cứu nó. Vậy điều cần thiết cấp bách lúc này là từ cấp lãnh đạo cho tới hàng lê thứ phải “CHÍNH DANH” tức là phải làm chu toàn trách vụ mà địa vị mình đòi buộc. Có vậy, non sông mới tiến bộ cách hữu hiệu được.

                                          GS HOÀNG XUÂN VIỆT

 

 

 

 

 

 

 

 

BÓNG QUÊ XƯA

Email In PDF.

BÓNG QUÊ XƯA

 

Nắng chiều buông nhẹ ngang đầu

Mục đồng lững thững dẫn trâu bước về

Khói rơm trắng giữa đồng quê

Tàu mo cau rụng

đem về kéo chơi

 

Ngày thơ

theo gió mây trời

Bốn mùa thong thả

rong chơi bốn mùa

Tháng năm theo ngọn gió lùa

Thời gian lẳng lặng mà xua tuổi hồn

 

Nhớ đường xa tít cô thôn

Lặng trong sương khói

hóa hồn nước non

Đáy hồ

trăng

bóng khuyết tròn

Lăn tăn ánh bạc

khi cơn gió về

 

Bình minh ngày mới thôn quê

Gió đưa thoang thoảng

tứ bề thảo thơm

Những mùa hoa khế bông đơm

Bầy ong cánh bướm sớm hôm lượn lờ

 

Đường đê xanh cỏ đôi bờ

Dáng ai thon thả mộng mơ đi về

Bốn mùa gọi mãi tiếng quê

Trăng xưa hạc cũ đã về hư không

 

võ thanh khâm

 

 

THUYẾT CỦA KHỔNG TỬ, THUYẾT GIÁN TIẾP GIẾT NGƯỜI?

Email In PDF.

THUYẾT CỦA KHỔNG TỬ, THUYẾT GIÁN TIẾP  GIẾT NGƯỜI?

 

Khổng Tử không cầm dao giết người nhưng học thuyết Nho giáo là bộ máy giết người hàng loạt, nó đã âm thầm làm việc đó hàng ngàn năm. Số nạn nhân của bộ máy này chắc chắn nhiều hơn cả bộ máy của Hitler, có lẽ học thuyết Nho giáo nguyên thủy, sau này họ cải biến là tên đồ tể đáng tởm nhứt thế giới. Có nhiều thuyết sai lầm như bình thiên hạ, trọng nam khinh nữ... trong đó thuyết trọng nam khinh nữ là sai lầm nghiêm trọng nhứt! Cũng vì sinh thời, Khổng Tử không coi trọng phụ nữ, có lần ông đã nói " Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán" được ghi trong sách Luận Ngữ? Có phải là từ gốc rễ sai lầm đã làm cho cả thân cây sai lầm chăng?

Nói rõ một chút, nếu lấy tỉ lệ cứ mười bé gái họ bỏ đi một thì giả dụ dân tộc có một tỷ người sẽ có dư hơn hàng chục triệu bé trai, số này phải bỏ đi đâu? Cũng tương ứng với số bé trai dư ra là số bé gái bị giết từ trong bụng mẹ, thậm chí vô số bé gái bị giết chết sau khi sinh! Như vậy sự hài hòa của vũ trụ đã bị một học thuyết "lạ" phá hoại, nó gây đau đớn cho  phần lớn nhân loại bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo trong thời gian quá dài.

Nói thêm một chút, những thuyết Khổng Tử đưa ra và bị cải biến sau này xét về tư tưởng rõ ràng vừa bị ghìm cương lại bị quy hoạch, nó không vươn tới được những giá trị phổ phát của nhân loại. Những thuyết này cộng thêm Binh Pháp Tôn Tử chúng ảnh hưởng trực tiếp lên não trạng của người Trung Quốc cho nên đầu óc họ cũng mang tính ao làng cục bộ lắm! ( Nhìn việc tranh chấp ở Biển Đông, ta thấy rất rõ!)

Gần đây ở quê của Khổng Tử, người ta tái phô trương xây tượng Khổng  khắp nơi, việc làm này của họ ta cần đề phòng vì họ tiếp tục cổ súy cho việc giết người. ( Con họ, họ dám giết. Dân họ, họ dám giết. Vậy thì những dân tộc láng giềng là cái gì? ) Có lẽ người Trung Quốc chưa bao giờ nghĩ lại, họ không có khái niệm đúng và sai?

Thời thế đã đổi khác, con người cũng nên có cái nhìn khác. Nên lấy sự hài hòa tự nhiên, tính lương thiện, những giá trị phổ quát… làm tiêu chuẩn để xây cuộc sống mới bởi vì mỗi một người hiện diện trên trái đất này chỉ có một thời gian, chúng ta làm một số việc nào đó rồi sau cũng phải về với tạo hóa, khi còn sống chúng ta nên tôn trọng tạo hóa và nên giúp đỡ lẫn nhau.

Rất có thể chúng ta đã làm sai một số việc nào đó nhưng chúng ta không dám nói, cũng như không có nhiều người nói để ta xét lại.

 

                                                                                                                                         
 

28 điều giúp bạn sống vui vẻ và khoẻ mạnh

Email In PDF.

28 điều giúp bạn sống vui vẻ và khoẻ mạnh

 

Cuộc sống hiện đại khiến bạn luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chán chường…Bạn mong muốn cuộc sống luôn vui vẻ, vậy thì 28 điều dưới đây sẽ giúp bạn luôn tươi vui.

1. Học hỏi hơn nữa

 
Nó không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn tạo cơ hội có nhiều việc làm tốt và một cuộc sống thú vị.
 
Nếu không đủ thời gian để theo một lớp học tập trung thì có thể tham gia lớp học online (học trực tuyến), sẽ rất có ích cho bạn đấy!
 
2.Làm tình nguyện viên
 
Hãy bắt đầu thay đổi bằng việc giúp đỡ người khác. Một vài hoạt động tình nguyện sẽ tạo thêm những mối quan hệ thú vị, giúp bạn thêm năng động trẻ trung, mở ra nhiều cơ hội, thách thức và triển vọng hơn.
 
3. Đừng chỉ nghĩ cho bản thân
 
Điều này thật khó nhưng thay vì tính toán cho riêng bản thân mình thì hãy suy nghĩ thoáng hơn, làm việc bằng tất cả sự yêu thích, không nề hà, không so đo tính toán... sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, được mọi người yêu quý và tôn trọng hơn.
 

 


4. Ngày nghỉ với bữa sáng lành mạnh

 
Cung cấp cho dạ dày một bữa sáng đủ dinh dưỡng để tăng cường năng lượng, sự tập trung và kích thích trao đổi chất trong cơ thể.
 
5. Phát triển một kế hoạch
 
Đặt mục tiêu và lập kế hoạch về một công việc mà bạn yêu thích. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy yêu cuộc sống này hơn. Suy nghĩ về những gì bạn muốn và làm thế nào để bạn có thể đạt được mục đích của mình.
 
6. Bắt đầu viết blog
 
Bạn đã có blog chưa? Bạn thấy e ngại vì người ta nói nhiều đến blog xấu. Đừng lo lắng, blog giống như một nhật ký trực tuyến, viết blog có thể là một cách tuyệt vời để chia sẻ suy nghĩ của bạn, các hoạt động, các ý kiến hoặc hình ảnh trên internet với những người thân, người bạn của mình. Đó cũng là cách tuyệt vời để giữ liên lạc với những người khác, được nhận những thông tin phản hồi về ý tưởng của mình. Hãy làm “blog sạch”, nó đem lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng đấy.
 
7. Dọn tủ quần áo
 
Dành một ngày loại bỏ những quần áo cũ, không còn thích hợp với bạn nữa. Nó vừa có tác dụng giúp tủ quần áo gọn gàng, dễ tìm được những thứ mình cần khi đang vội vừa là cơ hội để bạn sắm thêm cho mình một vài bộ cánh mới.
 
8. Một giấc ngủ đêm trọn vẹn
 
Ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng mỗi đêm sẽ là tiền đề cho một thay đổi lớn. Bạn sẽ thấy một ngày mới bắt đầu với tràn đầy năng lượng, tinh thần thoải mái sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
 
9. Đọc một vài tác phẩm kinh điển
 
Đôi khi những tác phẩm kinh điển bạn đã nghe tới nhiều mà chưa có thời gian “đụng” đến nó. Vậy thay vì lúc nào cũng cảm thấy stress, hãy bớt chút thời gian thư giãn, tìm hiểu những thứ mà người ta luôn ca ngợi sẽ giúp bạn mở rộng tầm mắt hơn, quên đi những buồn phiền của hiện tại.
 
10. Thay đổi môi trường sống
 
Đừng lúc nào cũng ngồi ủ rũ trong nhà và chờ đợi cả “thế giới” đến gõ cửa nhà bạn. Thay vào đó, hãy tham gia những hoạt động ngoài trời, tìm kiếm những cái mới và còn có rất nhiều điều bạn cần phải làm, phải nghĩ và phải bàn luận về nó đấy.
 

 


11. Uống nhiều nước

 
Cơ thể cần nước để “vận hành” đúng chức năng của nó. Thiếu nước sẽ khiến bạn kiệt sức, khô da hoặc gặp vấn đề về tiêu hoá. Nhấm nháp những ngụm nhỏ suốt cả ngày để cải thiện trạng thái tinh thần của bạn nhé.
 
12. Chơi cùng trẻ nhỏ
 
Cặp mắt trong sáng, những câu nói thơ ngây, những hành động ngộ nghĩnh, trẻ con như một nguồn vui luôn tươi mới và thuần khiết. Hồi tưởng lại ngày bé thơ đáng yêu của mình, những kỉ niệm trở về sẽ xua tan đi mệt mỏi và chán nản trong đầu óc và trái tim bạn.
 
13. Đừng trì hoãn mọi việc
 
Mặc dù trì hoãn có thể mang lại cảm giác dễ chịu trong thời điểm này nhưng còn ngày mai? Vì thế, thực chất sự trì hoãn chỉ càng làm bạn stress và lo lắng hơn thôi.
 
Thực hiện từng việc nhỏ một, cái mà bạn cần làm, bạn sẽ không còn thấy áp lực và cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
 
14. Dành thời gian cho mình
 
Có phải bạn đang dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không hề quan tâm đến bản thân? Chính điều đó khiến bạn đang gặp phải vấn đề căng thẳng của cuộc sống đó. Gạt bỏ công việc khỏi đầu óc bạn đi nhé, dành thời gian để đi ăn kem, tập thể dục, mát xa cho cơ thể hay chỉ đơn giản là đọc một vài tạp chí, truyện cười, truyện của trẻ con cũng rất tốt để cải thiện tâm trạng của bạn.
 
15. Chải răng sạch sẽ
 
Chải răng thật sạch, làm trắng răng và hơi thở thơm tho sẽ cải thiện thái độ của bạn. Hơn nữa sức khoẻ của răng và nướu lợi cũng là biểu hiện cho một sức khoẻ tốt hay không.
 
16. Liên lạc với bạn cũ
 
Cầm điện thoại lên và gọi cho người bạn cũ đã lâu không liên lạc, hỏi thăm tình hình của họ. Giữ liên lạc thường xuyên với những người bạn cũ, bạn sẽ tìm lại được mối quan hệ thú vị trước đó của mình.
 
17. Hãy để những sai lầm dạy bạn
 
Thay vì ngồi ân hận, tiếc nuối cho những điều đã xảy ra, bạn cần nghĩ mình đã học được gì qua những điều vừa trải nghiệm. Bổ xung thêm kiến thức cho mình để giải quyết vấn đề đó tốt hơn vào lần tới.
 
18. Biết cám ơn
 
Hãy làm một danh sách tất cả những điều bạn nên cám ơn. Cuộc sống của chúng ta còn có rất nhiều điều may mắn và hạnh phúc mà đôi khi chúng ta lại dễ dàng bỏ qua chúng.
 
Thử bắt đầu viết nhật kí hàng ngày, viết vào đó ba thứ mà bạn nghĩ là nên cám ơn. Điều này sẽ khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn, nhìn nhận ra những góc cạnh tươi sáng của cuộc sống.
 
19. Hoạt động tích cực
 
Dù giảm cân có là một mục tiêu của bạn hay không thì vẫn sẽ tốt hơn nếu tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cải thiện các chức năng trong cơ thể, cung cấp năng lượng, sức sống và thư giãn đầu óc.
 
20. Đi nhà thờ, hoặc đi vãn cảnh chùa
 
Bạn có thể tham dự những buổi lễ của người dân theo đạo thiên chúa, hoặc đi thăm phong cảnh chùa ở gần nhà là cách khá hay để cải thiện cuộc sống của bạn. Vẻ thanh bình, tĩnh tâm nơi chùa chiền sẽ khiến bạn cảm thấy thảnh thơi hơn.
 

 


21. Gạt bỏ lo lắng

 
Lo lắng không thể giải quyết bất cứ vấn đề nào cho bạn, nó chỉ càng làm nảy sinh căng thẳng, stress, mất ngủ, khó ở cho bạn thôi. Thay vì lo lắng, hãy tự tin vào năng lực của bản thân, làm tốt nhất trong khả năng của mình, bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết đơn giản hơn rất nhiều.
 
22. Đừng mong chờ mọi việc hoàn hảo
 
Không ai trên thế giới này hoàn hảo cả cho dù có cố gắng đến đâu chúng ta vẫn có những lỗi lầm. Đừng tự đặt quá nhiều áp lực lên bản thân, cho phép mình phá vỡ một số quy tắc và mắc lỗi có thể chấp nhận được.
 
23. Học thêm một ngoại ngữ mới
 
Việc học thêm một ngôn ngữ có thể mở rộng kiến thức của bạn, mở ra những chân trời mới. Hơn nữa, nó cũng có ích cho bạn vào những dịp đi du lịch hay đi công tác ở nước ngoài.
 
24. Bắt đầu một sở thích mới
 
Có một vài điều bạn thích nhưng bạn chưa thực hiện nó? Vậy đây là lúc bạn thực hiện sở thích mới của mình, nó sẽ đem lại sự mới lạ vào cuộc sống tẻ nhạt của bạn. Cũng có thể gặp gỡ những người mới, biết đâu nó lại là khởi đầu cho một nghề nghiệp khác của bạn.
 
 25. Tham gia câu lạc bộ yêu thích
 
Bạn thích bóng bàn, cầu lông hay là khiêu vũ? Hãy tham gia câu lạc bộ nào mà bạn yêu thích, vừa được giao lưu, thực hiện được sở thích kết hợp tập thể dục cho chính mình luôn.
 
26. Suy nghĩ tích cực
 
Suy nghĩ mọi vấn đề một cách tích cực sẽ tác động đến cảm xúc của bạn rất nhiều. Thậm chí đứng trước gương và thử mỉm cười giả xem trông mình có hay ho không, nó cũng đem đến cho bạn một tâm trạng tốt hơn rồi đấy.
 
27. Đi ra ngoài
 
Cảm thấy stress lúc nào bạn cũng muốn “trốn tránh” mọi việc và ở “lì” trong nhà? Bạn đang bỏ phí những cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh bạn đấy. Hãy ra ngoài và thư giãn tinh thần như đi bộ ngắm cảnh hoặc chăm sóc cây cối, vườn tược, thiên nhiên sẽ giúp bạn cân bằng lại cuộc sống.
 
28. Làm từ thiện
 
Có những thứ bạn vứt đi hay để bụi ở nhà kho nhưng lại là vật dụng cần thiết cho rất nhiều người. Đó là việc làm thiết thực đem lại rất nhiều ý nghĩa không chỉ với người nhận được nó mà cả với bạn, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình còn may mắn hơn rất nhiều người, điều đó không đủ hạnh phúc sao?


Theo AWS/Dân trí

 

 

Nên dạy Tiếng Hoa cho dân Việt ?

Email In PDF.

 

Nên dạy Tiếng Hoa cho dân Việt ?

Câu trả lời - Rất tiếc là không !

Tự dưng đem cổ vào tròng

Điều này nguy hiểm kể không gì bằng

 

Ta người Việt, nhớ rằng người Việt

Phải ngẩng đầu - Ai lại quyết đi sau?

Văn minh đâu ở người Tàu

Giỏi chi  ăn Táo lại rào cây Sung!

 

Mong sao nước Việt đại hùng

Hành trang dân tộc, tiếng Trung không cần.

 

Thực chất bức thư năm 1958 của TTg Phạm Văn Đồng

Email In PDF.

 

Thực chất bức thư năm 1958
của TTg Phạm Văn Đồng



Ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). 
Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: 


"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.


Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ chà đạp Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm  để thực hiện âm mưu xây dựng chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam. Trước đó, ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến sát vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự ra tay bảo hộ chính quyền Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. 
Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra phương án tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự việc sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự can dự của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc . 
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng trên eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường việc nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

 Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Tổng lý Chu Ân Lai và ngoại trưởng Nga Andrei Gromyko cùng đến Genève dự hội nghị

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), "Công hàm 1958" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó đang  "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn trên vùng biển vịnh Bắc bộ, nhằm tránh sự xung đột, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.
Về vấn đề này, ngày 24-1-2008 phóng viên đài BBC (Tiếng Việt) đã phỏng vẫn Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này. Cái mà  Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu Ân Lai, gọi thân mật, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa..
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện. Nếu Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ thì suốt thập kỷ 60 họ đã đánh chiếm hai quần đảo này, không để cho quân đội VNCH chiếm giữ. Nhưng TQ đã không đả động gì. Năm 1973 Mỹ rút khỏi miền Nam VN, Trung quốc mới ra chiếm đảo Hoàng Sa vào ngày 19 -1-1974, nhưng cũng chưa dám đụng đến Trường Sa, có lẽ còn sợ Mỹ quay lại…

Có thể nói "Công hàm" 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao thân thiện thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trong bối cảnh vấn đề chủ quyền lãnh hải đang được tranh luận rất sôi nổi trên các diễn đàn quốc tế và trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan như đã đề cập ở trên. 
Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình bán đảo Đài Loan đang đứng trước nguy cơ bị tách rời, độc lập với lãnh thổ Trung Quốc , cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ phái tàu chiến đến can thiệp. Để đối phó với những động thái đang gây sức ép về quân sự và ngoại giao, Trung Quốc đã vội vã ra tuyên bố về lãnh hải trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. 
Trong tình thế này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đưa ra lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Như chúng ta thấy nội dung "Công hàm 1958"(theo chúng tôi đây thực ra là một bức thư riêng  gửi đồng chí Tổng Lý  không viết theo văn phong của một "công hàm ngoại giao"--Note Verbale--mà chúng ta thường thấy) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã được thể hiện một cách thận trọng, đặc biệt là không hề có bao hàm nội dung tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như phía Trung Quốc bóp méo và xuyên tạc. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ( và cả Chu Ân Lai lẫn bất cứ lãnh đạo một nhà nước nào khác) cũng thấu hiểu quyền tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn, thống nhất lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu và cũng là trách nhiệm hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất quán từ thời kháng Pháp đến giai đoạn chống Mỹ sau này. Đây cũng là một nguyên tắc bất di bất dịch của mọi quốc gia độc lập, có chủ quyền trên thế giới.
Xin nhắc lại là "Công hàm" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một dòng chữ nào thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc! Hơn thế nữa, đây mới chỉ là văn bản mang tính chất liên lạc thân tình giữa hai thủ tướng , chưa phải là văn bản pháp luật của một quốc gia để cường điệu như một số người cố tình hiểu sai theo luận điệu của bá quyền Trung Quốc. Đọc kỹ, chúng ta thấy "Công hàm" 1958 có hai nội dung rất rõ rệt: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. 
Mặt khác, sở dĩ trong "Công hàm" 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. 
Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. 
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, đại diện cho Việt Nam là ông Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Nói khác đi điều này có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi tiếp quản sau chiến thắng 30/4/1975 cho đến ngày nay, Việt Nam  tiếp tục gìn giữ chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như đã nói ở trên, năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. 
Trong khi đó, ở miền Nam Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi các quyền chủ quyền thực tế trên hai quần đảo.  Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa, mà không có ý kiến gì. Lý do dễ hiểu là TQ rất ngán Mỹ thọc tay vào vấn đề này, phần khác là TQ cũng tự thấy không đủ căn cứ pháp lý để tranh giành chủ quyền với chính quyền miền Nam. Thỏa hiệp với chính quyền Nixon để bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ vào năm 1972 TQ không còn ai để phải sợ, xoay sang “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974


Một bức thư mà Trung Quốc gọi là "công hàm"(chứ không phải là hiệp định được quốc hội mỗi nước phê chuẩn)  thời bấy giờ vỏn vẹn chỉ có 127 chữ, thế mà gần đây Trung Quốc luôn lấy ra rêu rao cái gọi là VN đã thừa nhận chủ quyền "không thể tranh cãi" của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, giải thích xuyên tạc "Công hàm 1958" là một trong chuỗi  hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tóm lại việc Trung Quốc diễn giải nội dung "Công hàm" ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức chủ quan và thể hiện rõ dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể xem là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. 
Sắp tới, ban hành Luật Biển Việt Nam theo biểu quyết thông qua của 99,2% số phiếu tán thành tại Kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIII), ngày 21/6 mới là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt nam về chủ quyền biển-đảo. Luật Biển của VN lần này sẽ thực sự chấm dứt mối nghi ngờ và đưa ra lắm ý kiến nhũng nhiễu về "công hàm" chỉ có tính chất liên hệ giữa hai người "đồng chí" thời bấy giờ, phù hợp với ứng phó tình huống thời cuộc vô cùng tế nhị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. 
Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về quản lý của chính phủ ở miền Nam. Nên nhớ rằng các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
Nói tóm lại, Luật Biển mà Việt Nam sắp ban hành để thực thi cũng dựa trên những giá trị các chứng cứ lịch sử đó và hoàn toàn phù hợp với Công pháp Quốc tế về Luật biển năm 1982 và chủ trương nhất quán của nhà nước VN, không có gì để chỉ trích gay gắt như người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TQ lớn tiếng trong buổi họp báo hôm qua.

Bùi Văn Bồng
              6/2012

 

Theo: Điểm Tin & Tư Liệu(Người Lót Gạch)

 

Lợi ích dân tộc

Email In PDF.

Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN bế mạc tại Phnom Penh ngày 13.7 vừa qua đã không ra được tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, một hội nghị như vậy của ASEAN đã thất bại trong việc thống nhất quan điểm về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Thất bại của hội nghị chắc chắn là có nguyên nhân và có người chịu trách nhiệm. Nguyên nhân là gì và người chịu trách nhiệm là ai đã được báo chí quốc tế phân tích khá rõ. Có nhắc lại ở đây chắc không nói được điều gì mới mẻ hơn.

Tuy nhiên, thất bại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ASEAN.Thật buồn khi chúng ta có thể đưa ra các tuyên bố chung về mọi vấn đề phức tạp của chính trị, an ninh thế giới, nhưng lại thất bại trong việc đưa ra tuyên bố về một vấn đề cụ thể của khu vực, một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều thành viên của chính ASEAN.

Tuyên bố về việc tìm kiếm một phương án giải quyết tranh chấp mà các bên cùng có lợi chẳng hạn là điều có vẻ như bao giờ cũng ở trong tầm tay. Mà một việc ở trong tầm tay như vậy chúng ta còn chưa làm được, thì lấy gì để tin rằng việc to lớn hơn là xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn kết trên ba trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa, chúng ta sẽ thành công?

Việc hội nghị không thông qua được tuyên bố chung chắc chắn không phải là một tin vui, nhưng rõ ràng cũng không phải là điều gì đó quá khó hiểu. Trong 10 nước của khối ASEAN chỉ có 4 nước là Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam có lợi ích liên quan trực tiếp đến các tranh chấp trên biển Đông. Các nước khác thì lại nằm ngoài tranh chấp, thậm chí có nước chẳng liên quan gì đến chuyện tranh chấp cả.

Các nước thuộc nhóm không liên quan đến tranh chấp chắc chắn sẽ nhiệt liệt ủng hộ các nước thuộc nhóm kia nếu lợi ích của họ không bị ảnh hưởng. Lợi ích của các quốc gia ASEAN về dài hạn nằm ở đâu là điều còn cần phải tranh luận và cũng phải có một tầm nhìn phù hợp mới có thể xác định chính xác, riêng nỗi lo sợ bị thiệt hại trong quan hệ với Trung Quốc là điều rất hiện hữu.

Cuối cùng thì có vẻ như lợi ích dân tộc luôn luôn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hành vi của các quốc gia. Và khi đã coi lợi ích dân tộc là đáng kể nhất, thì một nền ngoại giao thực dụng được theo đuổi ở khắp mọi nơi. Từ thế giữa kỷ XIX, Lord Palmerston - Thủ tướng nước Anh - đã từng khẳng định: “Nước Anh không có đồng minh vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn. Nước Anh chỉ có những lợi ích vĩnh viễn mà thôi”.

Điều ông nói có vẻ đúng cho đến bây giờ và đúng cho không chỉ nước Anh. Trong một thế giới như vậy, thì nền ngoại giao mà chúng ta nên theo đuổi là như thế nào, thiết nghĩ, cũng đã quá rõ.

 

TS Nguyễn Sĩ Dũng

 Nguồn: http://laodong.com.vn

 

 

Tay che mắt thánh

Email In PDF.

 

Nước Tàu chỉ tới Hải Nam

Đây là sự thật cho ngàn đời sau.

 

Bấy nay ngụy tạo nháo nhào

Tay che mắt thánh, thế nào mà che!

                                               Việt Nam

       

                                            

 

 

Bản đồ Trung Quốc in năm 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò (Theo TTO)

 
 
 

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

TT - Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa

 

Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này

Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.

 

COPY TỪ TRANNHUONG.COM

 

 

 

Trung Quốc rất HÈN!

Email In PDF.

Trung Quốc – To nhưng không lớn!

 

(Dân trí) - Một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có dân số đông nhất thế giới, lãnh thổ cũng vào hàng rộng nhất thế giới, có tiềm năng kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Đáng lý, họ phải là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho những quốc gia yếu…

 Trên BLOG ngày 15/10/2012, mình đã viết bài “Sai cả về pháp lý và đạo lý!”. Trong đó, mình đặt  “cược” rằng những hành vi xâm phạm lãnh thổ của chính quyền tỉnh Hải Nam với ta chỉ là việc làm “dại dột” của các “ông con” chứ không thể là hành động, là suy nghĩ sâu sắc và chín chắn của các “ông bố, bà mẹ”. Mình còn khẳng định, không bao giờ các vị lãnh đạo Trung Quốc lại có chủ trương hồ đồ, thiếu quân tử như thế. Và thật “ngây thơ”, mình cho rằng đó chỉ là do… cấp trên không bảo được cấp dưới.

Thế nhưng hôm nay, sự “ngây thơ” của mình đã phải trả giá. Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng cái gọi là bộ máy chính quyền “thành phố Tam Sa”. Đây là hành động phi pháp, chà đạp lên tình hữu nghị giữa hai dân tộc, công khai trắng trợn việc xâm lấn bờ cõi nước ta, lộ rõ âm mưu nói một đằng, làm một nẻo đối với chúng ta.

Trên Xinhua cho biết, trong cuộc gặp gỡ báo giới hôm 2/11 nhân 100 ngày thành lập, họ loan báo đã gần hoàn tất bộ máy lãnh đạo khung, đồng thời đang gấp rút đi vào xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, tàu chấp pháp, văn phòng hành chính…

Điều nghiêm trọng hơn, tất cả các hoạt động này được thực hiện bằng nguồn kinh phí cấp từ chính quyền Trung ương Bắc Kinh và sự ủng hộ của các ngành hữu quan. Thế là đã rõ, tất cả những lời tuyên bố của Trung Quốc xưa nay không chỉ về tình hữu nghị mà cả với chủ quyền Việt Nam là dối trá.

Làm điều này, họ đã mắc những sai lầm nghiêm trọng.

Đối với nhân dân Việt Nam, họ mất đi hoàn toàn hình ảnh của một “người anh lớn”, một láng giềng thân thiết, một chính thể đồng quan điểm. Không có bất cứ một chính quyền nào, người dân nào có thể coi trọng kẻ đã cướp lãnh thổ của mình. Họ còn làm trái với những điều mà vị Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào đã nói: “Hai nước Việt – Trung sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan’.  

Đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, họ đã tạo sự nghi ngờ về một đất nước Trung Quốc thân thiện như bấy lâu nay họ thường nhiều lần tuyên bố. Giờ đây, có lẽ nhiều quốc gia mất đi niềm tin ở họ, tin ở những gì họ đã nói. Sự nghi ngờ, thiếu tin cậy chưa và không bao giờ là điều tốt đẹp cho một quốc gia muốn phát triển.

Thật tình, mình thấy tiếc cho Trung Quốc. Một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có dân số đông nhất thế giới, lãnh thổ cũng vào hàng rộng nhất thế giới, có tiềm năng kinh tế, quân sự  hàng đầu thế giới… Đáng lý, họ phải là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho những quốc gia yếu kém. Họ phải và được quyền nhận sự tin yêu, quý mến và kính trọng của cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt là với Việt Nam, một nước láng giềng thân thiết. Thế nhưng tiếc thay, chỉ vì tham lam, lóa mắt với những mối lợi trước mắt, họ đã không có được điều đó.

Suy cho cùng trong mắt mình, Trung Quốc vẫn chỉ là một quốc gia to nhưng không lớn!

Mình rất mong muốn mỗi người chúng ta hãy bày tỏ thái độ để minh chứng cho tình đoàn kết trăm người như một và quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia như lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Chủ trương bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là không bao giờ thay đổi!”.

Theo dantri.com.vn

Bùi Hoàng Tám

Trung Quốc rất HÈN!

Bùi Hoàng Tám

Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 10:42 AM

Nói thẳng ra, đối với Nhật Bản, Trung Quốc hành xử không thể nói khác:HÈN!
Có lẽ không chỉ khiếp nhược trước đồng YÊN, Trung Quốc vẫn bị ám ảnh bởi THANH KIẾM SAMURAI mà họ đã phải nếm trái 70 năm trước….


Nếu việc tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước láng giềng gần đây đã khiến hình ảnh Trung Quốc trở nên “xấu xí” trong mắt cộng đồng quốc tế thì việc in bản đồ Trung Quốc trên hộ chiếu vừa qua khiến hình ảnh Trung Quốc trở nên tồi tệ. Các nước có quyền lợi liên quan như Việt Nam, Philippines đều lên tiếng phản đối quyết liệt. Ấn Độ ngay lập tức có hành động đáp trả bằng cách sử dụng trên hộ chiếu những vùng mà Trung Quốc và họ đang tranh chấp.


Tại Việt Nam , theo Trung tá Trần Việt Huynh – đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai cho biết việc Trung Quốc cấp hộ chiếu điện tử in đường lưỡi bò bao trùm lên cả các phần lãnh thổ của Việt Nam là việc làm sai trái, không đúng với luật pháp quốc tế. Bên phía Trung Quốc vẫn chưa thu hồi những hộ chiếu đó lại nhưng vì mối quan hệ của 2 nước và tạo điều kiện cho việc nhập cảnh, đồn biên phòng không cấp thị thực vào hộ chiếu mà cấp thị thực rời. Với những hộ chiếu không có đường lưỡi bò, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường.


Có thể nói, hành vi in hình lưỡi bò vào hộ chiếu là hành động ngang ngược sau hàng loạt các hành động trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Trung Quốc lại có chủ trương như vậy? Họ sẽ được gì sau những hành động thâm độc này?


Về câu hổi thứ nhất, có lẽ không khó để có câu trả lời. Đó là việc lưu hành hộ chiếu có in bản đồ đường lưỡi bò là bước leo thang mới trong mưu đồ đen tối của Trung Quốc. Họ muốn dùng mọi thủ đoạn lấn dần từng bước để áp đặt đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế và phản đối của các nước khác. Nói như TS Nguyễn Quang A thì đây là “Một bước đi rất hiểm độc trong số hàng ngàn các hành động thâm độc khác”. Họ muốn đặt Việt Nam ta và các nước có liên quan vào thế của sự việc đã rồi.


Vậy họ sẽ được gì? Tất nhiên là họ mong muốn được tất cả những phần lãnh thổ của ta và các nước liên quan mà họ nói là “vùng tranh chấp”.
Thế nhưng tất nhiên là không thể có điều đó. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam cũng như nhân dân và chính phủ các nước liên quan không để cho họ làm điều đó. Không chỉ Ấn Độ, Việt Nam, Philippines mà sắp tới, các nước như Malaysia, Brunei cũng sẽ kiên quyết phản đối hành động phi pháp này. Đặc biệt, cả Đài Loan cũng phản đối hành động này của Trung Quốc.
Và hậu quả là “gieo gió tất sẽ gặt bão”.


Họ đang tự tách ra khỏi một cộng đồng đoàn kết, gắn bó trong một thế giới luôn lấy sự đoàn kết để phát triển. Nói cách khác, những mưu đồ thâm hiểm của họ sẽ mang lại cho họ sự cô lập trên trường quốc tế. Nhân loại tiến bộ sẽ nhìn họ với sự cảnh giác cao độ. Đó là bi kịch đối với một quốc gia dù có to lớn đến đâu.


Rồi đây, các thế hệ tương lai của họ sẽ phải trả giá cho những việc làm sai trái từ thế hệ hôm nay.
Tuy nhiên sẽ là điều may mắn nếu như đây không phải là chủ trương của Nhà nước Trung Hoa mà chỉ là của cấp bộ như phỏng đoán của GS . Shi Yinhong. Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng việc in yêu sách chủ quyền trên hộ chiếu có thể làm cho vấn đề “vốn đã rắc rối lại càng phức tạp thêm”. Giáo sư Shi Yinhong cho rằng quyết định cho phát hành này có lẽ đã được cấp bộ đưa ra chứ không phải là cấp Nhà nước Trung Quốc
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Tham thì thâm”. Thói tham lam và “văn hóa bành trướng” sẽ mang lại hậu quả như thế nào không phải là điều khó đoán.

 
Nước Việt Nam có thể nhỏ về địa lý nhưng ý chí quật cường thì không bao giờ nhỏ.
Không có bất cứ ai có thể “bắt nạt” được một dân tộc quật cường.
Có một điều khó giải thích là trong tấm hộ chiếu phi pháp đó không có phần lãnh thổ tranh chấp với Nhật Bản. Nơi mà chỉ cách đây ít lâu, họ đã lớn tiếng phản đối việc Chính phủ Nhật mua lại những hòn đảo này và cả hai bên đã mang cả tàu chiến đến đây.


Vì sao vậy? Chỉ có hai lý do. Thứ nhất là Trung Quốc đã chính thức công nhân Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản. Hai là hành vi mà như người Việt Nam ta có câu: “Sơn lở tùy mặt, ma bắt tùy người”, hay nói một cách khác là văn hóa “bắt nạt”? Đó là “văn hóa” của kẻ võ biền và trọc phú chứ tuyệt nhiên không phải cách hành xử của người quân tử.


Trong khi trả lời AFP, một quan chức ngoại giao Nhật Bản đã nói: “Chúng tôi xác nhận các quần đảo tranh chấp trên Biển Đông xuất hiện trong bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, không có Senkaku. Vì vậy, chúng tôi không đưa ra bình luận hoặc phản đối".


Một câu trả lời đầy ẩn ý và hết sức khéo léo của một nhà ngoại giao lão luyện. Nó giống như một thông điệp gửi đến Trung Quốc rằng “Hãy thử đông đến Senkuka xem…”.
Nói thẳng ra, đối với Nhật Bản, Trung Quốc hành xử không thể nói khác:HÈN!
Có lẽ không chỉ khiếp nhược trước đồng YÊN, Trung Quốc vẫn ám ảnh bởi THANH KIẾM SAMURAI mà họ đã phải nếm trái 70 năm trước.

 

Bùi Hoàng Tám

Nguồn: trannhuong.com

 

 

NHẬN DIỆN “GÓC KHUẤT” PHÍA SAU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Email In PDF.

NHẬN DIỆN “GÓC KHUẤT” PHÍA SAU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ









* Bùi Văn Bồng
     Trong báo cáo chính trị Đại hội 18 ĐCSTQ, ông Hồ Cẩm Đào nêu rõ: “Trung Quốc phải nỗ lực xây dựng trở thành cường quốc biển”.

Tại cuộc họp báo định kỳ hôm 29-11-2012, ông Geng Yansheng, phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói: “Trung quốc mong muốn trở thành một quyền lực trên biển nhằm khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền lợi hàng hải và lợi ích của TQ, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế xã hội.Điều đó không có nghĩa TQ đang mở rộng sự hiện diện và giành quyền làm bà chủ đại dương" (?!). Geng Yansheng nói tiếp: “Lập trường kiên quyết bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của TQ không nên được coi là thái độ cứng rắn”!            
 
Hôm qua (30/11), ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký của Hiệp hội 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam, nhấn mạnh kế hoạch của Bắc Kinh giao cho tỉnh Vân Nam (tỉnh có cái gọi là "thành phô sTam Sa") được quyền kiểm soát biển Đông và sẽ cho cảnh sát biên giới-biển có quyền lục soát, tịch thu, và trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ vùng biển mà Bắc Kinh nhận chủ quyền ở biển Đông đang có tranh chấp. Ông Surin cho rằng đây là một sự kiện hết sức nghiêm trọng, một hành động dấn lên rất trắng trợn của Trung Quốc làm leo thang gia tăng căng thẳng tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển Đông. Ông Surin đã khuyến cáo rằng tranh chấp BiểnĐông nếu không giải quyết thỏa đáng có nguy cơ trở thành một ‘Palestine của Châu Á’.
            Thực chất, mưu đồ bá vương, bành trướng ra mọi khu vực cả 4 phương (Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Dương) của Trung Quốc từ xa xưa đến nay không ai còn lạ gì. Nhất là vùng biển Đông và cả khu vực Đông Nam Á, với máu bành trướng xuống phương Nam, nhà cầm quyền Trung Nam Hải không dễ gì buông tha.
           Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bảnđồ tác chiến tầm chiến lược nhằm xâm chiếm biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”, “cửu đoạn hải giới”…Cái chữ “hải giới” đã bộ lộ ý đồnhư một “hằng số” - số không đổi, trong mưu đồ bá vương, bành trướng của giới cầm quyền Trung Nam Hải muốn độc chiếm biển Đông.
              Với đường lưỡi bò, sẽ không một nước nào còn biển đểmà đàm phán trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Việc in đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ sự thâm độc và nham hiểm đó.
             Hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi đường chữ U, hay “cửu đoạn hải giới” theo như TQ tự đặt ra, mà không ai bảo ai đều gọi là 'Đường Lưỡi Bò', vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo khắp chung quanh để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý. Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa,đ ông dân rồi, muốn đông thêm nữa.
                      Thực tế từ nhiều đời qua, cả mấy nghìn năm, ai chẳng thấy máu bành trướng của Trung Quốc cứ dâng lên phừng phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biển, nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng.
            Nhìn lại, mưu đồ bá vương, bành trướng có quy mô, có tầm chiến lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ tắp tâm từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam, là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt.

Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ đành phải tạm gác ý đồ xâm lược, thôn tính VN. Đúng ra, bối cảnh và tình hình khu vực, không tạm gác cũng không còn cách nào hơn: Từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ đành găm lại ý đồ tràn xuống phương Nam, chờ thời cơ. Thật là“miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.
          Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn gây rối lung tung, lộn tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải 'từng bước phục tùng' đại quốc.
             Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu phục”, thì TQ liền đỏ mặt tía tai. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên đã gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức, tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo của Hồ Chủ tịch trước khi Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới - Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa cácđảng anh em!..”.
Tiếp đến, nhà cầm quyền TQ lúc đó còn có nhiều động thái với đủ kiểu hăm hè, đe dọa, khống chế VN. Ai đã từng chứng kiến và theo dõi thời cuộc vào cuối những năm 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước đều biết rất rành rẽ ngọn nguồn về những khó khăn trong giải quyết mối quan hệ với nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này.
Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin nửa với, ý thức về CNXH 'theo kiểu Mao-ít', chủ yếu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực.
Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Hồ Chủ tịch nhìn thấy dã tâm không thiện chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay sau đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động“giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất).
Thế nên, thời đó cả 'hai nước lớn XHCN'  đều nhiệt tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN. Cũng là giúp VN đánh Mỹ, nhưng Liên Xô giúp trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, chuyển giao kỹ thuật sử dụng và tác chiến (tên lửa, máy bay, xe tăng...), còn Trung Quốc giúp quân trang (quần áo Tô Châu, mũ cối, giày dép, lương khô, bi đông đựng nước uống...).
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam trên biển Đông, nhìn quá lại một chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 1-1974, lợi dụng tình hình sau Hiệp định Pa-ri, Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc tranh thủ ăn chặn, chiếm chỗ trên biển Đông, qua mặt chính quyền Hà Nội, gian manh đánh lén, dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Năm 1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm sáu điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cốcác điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới.
Nhắc lại một sự kiện đi đã vào lịch sử thế giới, loài người không bao giờ quên được tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia. Đâu phải ngẫu nhiên nội tại đất nước Chùa Tháp này tự nứt nòi ra cái bè lũ diệt chủng Pôn-pốt, Iêng-xa-ri, Khiêu-xăm-phon độc tài phát xít tự hại chính dân nước mình như thế? Cái gốc sâu xa của cuộc nội chiến, gọi là “Xây dựng chế độ Cộng sản Pôn-pốt”, gây ra cảnh tang tóc đầu rơi như sung rụng, máu chảy thành sông ở CPC, xem ra không ai khác mà chính là TQ, ông thầy Tàu đầy mưu sâu kế độc thâm hiểm do lòng tham mở rộng cương thổ bá quyền.
Nào! Ta hãy lên dường đi Khe Mơ (Kh'mer)
làm chuyên gia cho Pôn Pốt
        Báo chí trên trên thế giới khi đó cũng đưa không ít bình luận rằng: Vì ý định nhằm đạt mục đích mưu bá đồ vương, từ đầu năm 1973, sau Hiệp định Pa-ri, chiến cuộc Đông Dương thay đổi lớn, TQ đã đưa Pôn-pốt sang TQ học tập, nhồi sọ, huấn luyện Pôn-pốt và phe lũ làm tay sai. Ông thầy Tàu nhét vào đầu mấy thằng “Khơ-me đỏ” ngu dốt và thực dụng là “xây dựng chủ nghĩa cộng sản kiểu mới” ở Cao Miên theo tư tưởng TQ, và TQ hứa hẹn sẽ giúp đỡ hết sức để Cam-pu-chiaxây dựng thành công "chế độ cộng sản", hai nước sẽ hữu hảo trường tồn, phát triển lâu bền (!?).
          Cũng trong mưu đồ muốn chớp cơ hội thay chân Mỹ thôn tính Đông Dương, TQ bày kế, xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt gây hấn dọc toàn tuyến biên giới VN-CPC, chọc ngang hông, để VN vùa mới sau chiến tranh sẽ rơi vào thế mất ổn định, thế bất lợi, có cớ cho TQ dễ bề can thiệp. Cũng với chiêu bài thành bản chất truyền đời kiểu võ lâm kiếm hiệp “tọa sơn quan hổ đấu”, TQ cử những đoàn chuyên gia quân sự sang giúp CPC, và trợ giúp mọi trang bị từ vũ khí, lương thực, thực phẩm; đồng thời đứng phía sau bày kế, kích động cho Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới với VN.
Cùng với việc TQ xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt không ngán gì, cứ chọc phá VN cho nhiều vào. TQ còn nghĩ ra kế đánh lừa nước Lào vốn bản tính cả tin, thật thà. TQ nói với Lào là giúp, viện trợ không hoàn lại cho Lào mở con đường từ biên giới Trung Quốc qua Lào, tại phía tây A-pa-chải của Lai Châu, phía Đông Sa-la Phăng của tỉnh Luông-phra-băng (Lào). Con đường này nằm trên đất Lào phía Tây biên giới Lào -Việt, chạy suốt từ Thượng Lào, qua Trung Lào đến tận Nam Lào. Con đường này trong ý đồ của TQ là con đường chiến lược quan trọng, là “đường xương sống” trên bán đảo Đông Dương. Khi Lào cho phép TQ mở con đường này, TQ mừng như vớ được kho vàng.
Trung Quốc thuê đất trồng rừng ở Lạng Sơn
 
Theo thiết kế của TQ, con đường biên đi dọc vùng rừng núi phía Đông nước Lào, từ Thượng Lào, chạy suốt Trung Lào đến tận Hạ Lào rồi nối thông vào tận Cam-pu-chia. Con đường này chạy từ biên giới Lào -Trung đến tận phía tây Trường Sơn, vượt qua lưu vực thượng nguồn Sê-băng-hiên, miền thượng Se-san, qua vùng rừng nui At-tô-pơ, vào tỉnh Rát-ta-na-ki-ri và Môn-dol-ki-ri của Cam-pu-chia. Nếu thực hiện được tuyến đường này, TQ sẽ có ngay con đường chiến lược tại Đông Dương. Với ý đồ này, được Lào chấp nhận, TQ rần rần cho công binh, xe máy mở đường ngay. Khi VN truy đuổi Pôn-pốt, giải phóng Cam-pu-chia, TQ đã mở được gần 100 km thông từ biên giới TQ sang Lào, chạy dọc biên giới Lào giáp với VN.
Vậy là, TQ kích động lũ ngu, tham và ác “Khơ-me đỏ” ráo riết diệt chủng. Thực chất, lòng tham sinh tội ác, TQ diệt hết người dân Khơ-me, mà theo cách gọi của chúng là dân “hắc hầu” (khỉ đen) để thay người TQ vào chiếm lĩnh toàn bộ diện tích Vương quốc Cam-pu-chia. TQ xúi Kh'mer Đỏ trục xuất Việt kiều và kiều dân nhiều nước khác ra khỏi Phnompenh, còn người K gốc Hoa vẫn được ở lại. Như thế, TQ mới sớm đứng chân được trên đất Cam-pu-chia. Khi đó, chắc chắn cái thế thượng phong của TQ sẽ mạnh chưa từng thấy. Và khi đã đạt được mục tiêu chiến lược ấy, khi mưu sâu kế hiểm“đại thành công”, cả Đông Dương sẽ là của TQ. Khi đã chiếm được Cam-pu-chia làm bàn đạp chiến lược, thì biên giới phía Bắc ép xuống, biên giới phia Tây Nam nén chặt, VN rơi vào trạng huống hết cựa quậy. Đã lâm vào cảnh ấy, VN không chịu phục tùng TQ thì có mà ra bã. Khi đã “lấy” được VN thì nghiễm nhiên TQ sẽ đặt tên cả lãnh thổ VN là tỉnh Quảng Nam. Bởi vì TQ đã có tỉnh Quảng Đông (hơn 105 triệu dân), có tỉnh Quảng Tây(47 triệu người), riêng cái địa danh Quảng Nam thì Trung Quốc còn "để giành" lại đó, chờ thời cơ mới tính (!?). 
Trong ý đồ thôn tính lâu dài, chừng nào mũi Cà Mau chưa trở thành điểm cuối của tỉnh Quảng Nam (thuộc TQ !?) thì TQ vẫn còn nhiều rắp tâm và thủ đoạn khó lường. Có thể với ý đồ đó lại thêm bản tính thù dai của TQ, thì đời nay, đến đời con, cháu…nước ta cũng chưa dễ gì được yên với thế lực áp sát phía Bắc. Dân số của VN ít hơn dân số tỉnh Quảng Đông và chưa đủ gấp đôi tỉnh Quảng Tây. Thế nên, TQ mong sớm nghĩ mọi kế sách “Nam tiến” để sớm có được "tỉnh Quảng Nam". TQ có tỉnh Vân Nam, tỉnh Hải Nam (biển phía Nam), chứ không đặt là Quảng Nam. "Vọng vân Nam Hải hùng chinh phạt”, Vân Nam là nhìn theo mây phương Nam mà vững chí mở rộng cõi bờ đất nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông khi đàm thảo với TBT Lê Duẩn còn bộc lộ ý đồ: “Cả Đông Dương tưởng lớn lắm à, chỉ bằng một tỉnh của Trung Quốc” (?!).
TQ giúp xe tăng cho Cam-pu-chia

Việt Nam bị Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, xua quân tràn sang suốt toàn tuyến biến giới, tàn sát dã man dân thường VN, cũng là thực hiện ý đồ thâm độc của TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”. Ý đồ hết sức hiểm độc và đầy tham vọng này của TQ là: “Chúng mày cứ đánh nhau nữa đi, đánh nhau mạnh vào, thằng nào chết tao sẽ ăn thịt thằng còn lại. Hơn nữa, gây hấn với VN còn là “mũi tên trúng hai con chim”, khi cần thì Pôn-pốt cứ lên tiếng, thầy Tàu đây luôn sẵn sàng nhảy sang Cam-pu-chia ứng cứu “đệ tử” ngay. Cho nên, TQ không những huấn luyện đào tạo lũ diệt chủng Khơ-me đỏ, mà còn giúp chúng xây dựng quân đội. TQ trang bị cho Pôn-pốt các loại súng bộ binh, mìn lá, mìn nhảy, mìn zip, cả quân trang, quân dụng, quân lương cho quân đội Pôn-pốt trên chiến trường Cam-pu-chia. Khi quân tình nguyện VN đánh sang Cam-pu-chia, thu được các loại vũ khí, quân trang, quân dụng, cả quân lương ...tất cả đều là của TQ.
       Lực lượng Khơ-me Đỏ gồm có 19 sư đoàn, với các phiên hiệu: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902…Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân sốcủa sư đoàn Việt Nam. Trang bị của quân đội Pôn –pốt do TQ rót như: Một số máy bay chiến đấu T-28; phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh; một sư đoàn thủy quân lục chiến; một sư đoàn hải quân; một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra và còn nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
       Cả thế giới đều biết: Kh'mer Đỏ là chính quyền được TQ dựng nên. Trong những năm đó TQ tài trợ cho Kh'mer Đỏ tổng số vũ khí và tiền bạc lên đến 1,5 tỷ USD. Mọi chuyện xảy ra bắt đầu xuất phát từ việc Đặng Tiêu Bình lên ngôi. Âm mưu của Đặng trước tiên là xâm chiếm xuống phía Nam.Thực sự thì có rất nhiều âm mưu và suy tính trong nước cờ xâm chiếm Việt Nam năm 1979 củaTQ. Không chỉ là lãnh thổ, tài nguyên mà còn cả về mặt củng cố quyền lực củaĐặng, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa cũng không nằm ngoài những suy tính nói trên.
         Trong hơn hai năm, Pôn-pốt giết hại hơn 2 triệu người dân Cam-pu-chia. Thế nên, khi VN vừa bảo vệ biên giới Tây Nam, vừa làm nghĩa vụ quốc tế đưa quân sang truy diệt bè lũ Pôn-pốt, cứu nguy cho đất nước Chùa Tháp thoát nạn diệt chủng, TQ tức lồng lộn lên. Các chuyên gia quân sự TQ chạy tẩu thoát bằng máy bay và đường bộ sang Thái Lan.
          Cũng cần nói thêm là người viết bài này khi cùng bộ đội hải quân đánh chiếm đảo Cô Tang (Cam-pu-chia), tháng 1-1979, thấy trên nhà sàn bằng gỗ sao đỏ sang trọng của chuyên gia TQ còn vứt lại cả đồng tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị. Bên góc nhà sàn chuyên gia này có hàng trăm căn cước, giấy tờ mang tên người dân đảo Thổ Chu của VN. Pôn-pốt đã đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi hơn 500 người dân, đưa về đảo Cô Tang sát hại. Suy ra từ căn cứ những giấy căn cước còn để lại ở góc sàn ngôi nhà chuyên gia TQ trên sườn phía Bắc đảo Cô Tang, thì việc đánh chiếm đảo Thổ Chu là do các chuyên gia quân sự TQ ở Cam –pu–chia, lính Pôn-pốt chỉ là tay sai. Cũng tại phía bắc đảo Cô Tang, mới vài năm mà TQ đã cho đào một hầm phóng ngư lôi khoét sâu vào núi đá, ăn thông với biển, hướng thẳng sang vùng biển Thái Lan. Hầm phóng ngư lôi mà TQ làm dở nửa chừng, nay vẫn còn, cây cỏ mọc um tùm.
           TQ mất Cam-pu-chia, lồng lộn như hổ đói mất mồi. VN giải phóng Cam-pu-chia ngày 7-1-1979, thì hơn một tháng sau (ngày 17-2-1979), TQ rầm rộ xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc: “Dạy cho Việt Nam bài học”.
          Thế thì, đã quá rõ là khi TQ bị vỡ nát mưu đồ lấy Cam-pu-chia làm bàn đạp chiếm toàn Đông Dương, không được ăn thì đạpđổ, phá hôi, trả thù cho hả bớt cơn giận. Chế độ diệt chúng Pôn-pốt bi đập tan, TQ thua một cú đau hơn bị bò đá. Toàn bộ âm mưu và chiến lược, sách lược độc chiếm Đông Dương của TQ bị VN đánh tan, công toi, hết còn đường cứu gỡ. Đúng ra, xử tội lũ diệt chủng Pôn-pốt phải lôi kẻ chủ mưu, kẻ tổ chức, tên đầu trò là TQ ra ánh sáng pháp luật, nhưng VN vì chính sách đối ngoại, lại mới giải phóng đất nước có nhiều việc phải làm, kinh tế-xã hội thời đó nhiều khó khăn, VN đã nhân hậu bỏ qua không tố cáo TQ lên Tòa án Quốc tế, mà các nước thì cũng biết vậy thôi, không thích dây đến ông Tàu.
          Hiện nay, TQ vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương. Theo nhận xét của báo mạng Asia Times ra ngày 23/8/2011 thì viên Thượng nghị sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia hiện nay sẽ hợp tác với Công Ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào.
Tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm
chủ quyền lãnh hải Việt Nam
        Giới quan sát đã đặc biệt ghi nhận chiều hướng tăng cường hợp tác Phnompenh - Bắc Kinh vào lúc quan hệ Trung Việt có căng thẳng vì hồ sơ biển Đông. Trong khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Philipines và Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ của Trung Quốc mang tên “Đường Lưỡi Bò”, thì ở trên bộ, sát biên giới phía Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại từng bước tiến hành chiến lược nắm quyền chi phối các nước từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và CPC.
                Chính phủ Campuchia đã bỏ qua những tội ác do Trung Quốc dựng lên chế độ diệt chủng Pôn-pốt, nay đang bắt tay thật chặt với Trung Quốc vì mục đích kinh tế. Không giống như hầu hết các nước trong khu vực, những học sinh tại trường ngoại ngữtư và những khu vực khác ở Campuchia gần đây không học tiếng Anh mà thay vào đó là tiếng Trung Quốc. “Trước đây, người dân tới khu vực này để học tiếng Anh nhưng bây giờ nó là tiếng Trung Quốc” - một giáo viên và quản lý của trường Hoa Ngữ Minh Phát nói - “Tất cả những học viên ở đây đều muốn trởthành hướng dẫn viên du lịch, dịch thuật viên tiếng Trung Quốc hoặc làm việc trong các ngân hàng và nhà hàng. Và rằng: Tiếng Trung Quốc sẽ hữu ích hơn tiếng Anh, ông Heng Guechly, một học viên ở trường tư khác nói. “Có nhiều nhu cầu học và Trung Quốc củng cố mối quan hệ tốt đẹp với Campuchia, bởi vậy người Trung Quốc mới tới đây để làm ăn”.
     Theo số liệu thống kê chính thức cho thấy, năm 2011, Trung Quốc đầu tư vào Campuchia 1,9 tỷ USD, gấp 2 lần tổng đầu tư của ASEAN và hơn 10 lần đầu tư của Mỹ. Đó là một trong những dấu hiệu của sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ởCampuchia. Các khu xây dựng nhà ít tầng rải rác cần cẩu và các dự án xây dựng của Trung Quốc. Lá cờ hai nước Campuchia – Trung Quốc cùng nhau tung bay trên các công trường xây dựng và một số giếng dầu mà Trung Quốc đang giúp Campuchia khoan thăm dò ởngoài khơi cảng Công-pông-xom, các cánh rừng cao su, nhiều sòng bạc (casino) áp sát bên kia biên giới Việt Nam-Campuchia...
Nếu ý đồ chiến lược của Trung Quốc được hoàn thành thì coi như lãnh thổ Việt Nam bị bao vây trong một gọng kềm, trên Biển Đông và tuyến trên bộ kéo dài từ biên giới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuống Lào, đến Campuchia và vùng biển Nam Campuchia, nơi đây mở ra hai hướng phát triển, một đi ra Vịnh Thái Lan, hai là đi về biển Cà Mau và tiến đến Trường Sa.
Mưu đồ vương bá của TQ trong khu vực, trước hết phải thực hiện tại bán đảo Đông Dương. Chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ ở CPC bị đánh tan là nỗi thất bại lớn về ý đồ thôn tính của TQ trên toàn bộ 3 nước Đông Dương, một thời cơ ngàn năm không hề trở lại. Xem cách đối ngoại quân sự, viện trợ và đầu tư kinh tế, thấy rõ ý đồ của TQ không ngừng tiến tới tạo thế đứng chân ở địa bàn chiến lược quan trọng này (CPC) vẫn theo đuổi đến cùng trong chính sách mở rộng vai trò trùm khu vực của TQ.
Hồi đầu tháng 5-2010, Trung Quốc tặng CPC 257 chiếc xe quân sự và viện trợ 50.000 bộ quân phục kèm theo 16 triệu USD. Sự kiện này đã có không ít người đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nước này và đặc biệt là mục đích của viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho CPC. Bắt đầu từ năm 1997, Trung Quốc trở thành nước viện trợ quân sự lớn nhất của CPC với khoản tiền viện trợ hàng năm lên tới hơn 5 triệu USD. Nếu so với GDP của Campuchia thì con sốnày là quá lớn (tính đến cuối năm 2007, GDP của Campuchia mới đạt khoảng 8,4 tỷUSD với thu nhập bình quân đầu người đạt 589 USD/người. Mức này mới chỉ gần gấp hai lần năm 1997).
Hiện trong trang bị của Quân đội Hoàng gia CPC còn có rất nhiều loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (200 chiếc), Type 62 (30 chiếc), Type 63 (20 chiếc); Xe chiếnđấu WZ 501 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu BMP-1 của Liên Xô; Roket giàn 107 mm Type 63, 122 mm Type 81/83; Pháo M1954, Type 59-1 130 mm, pháo Type 60 122 mm; Cối Type 56 75 mm, cối Type 53 82 mm. Cũng phải kể đến nhiều loại súng bộbinh và súng máy phòng không các loại.
Báo “Bưu điện Phnôm Pênh” (CPC) ngày 22/8 dẫn nhận định của nhà phân tích chính trị Lao Mong Hay cho rằng mặc dù việc tăng cường hợp tác này được các quan chức Campuchia và một số tập đoàn trong nước hoan nghênh, song điều đáng lưu tâm là phần lớn giá trị đầu tư này xuất phát từ Trung Quốc. Ông phân tích: “Khi Trung Quốc ngày một khẳng định ảnh hưởng tại Campuchia, đất nước này sẽ càng trở nên '”quỵ lụy” vào Trung Quốc”. Chuyên gia này cho rằng bề ngoài, dường như Trung Quốc chỉ chú trọng vào thương mại khu vực và những nguồn tài nguyên dồi dào của Campuchia, nhưng mục tiêu chính của nước này lại mang tầm chiến lược.
Chuyên gia Lao Mong Hay phân tích rằng trong khi Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục có những tranh chấp đầy căng thẳng ở khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giàu tiềm năng dầu khí, thì Bắc Kinh coi Campuchia như là“Vành đai an ninh” trong khu vực. Báo chí Campuchia cho biết các thỏa thuậnđược ký kết trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hun Sen và ông Chu Vĩnh Khang gồm nhiều lĩnh vực. Hàng loạt thỏa thuận và Bản ghi nhớ (MoU--Memorandum of understanding) được tập trung vào các khu vực viện trợ quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng thông tin CPC, ông Khieu Kanharith, cho biết Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất cũng như là nước cho vay và viện trợ cho nước ông nhiều nhất mà ‘không bao giờ đi kèm với bất cứ điều kiện nào’ Ông nói: “Đầu tư của Trung Quốc ở đây là 8,8 tỷ đô la. Đây là số tiền đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Với khoản đầu tư này, Campuchia có thể tái thiết cơ sở hạ tầng, cóđược độc lập chính trị và đóng vai trò thích hợp trên trường quốc tế. Cho đến nay, mối quan hệ song phương của chúng tôi đã đạt đến mức độ đối tác chiến lược toàn diện”.
Trung Quốc gây hải chiến,
chiếm quần đảo Hoàng Sa 19-1-1974

Campuchia đã không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Asean diễn ra vào đầu tháng Tư vừa qua tại Phnom Pênh. Quyết định này của Campuchia diễn ra trong bối cảnh Chủtịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm đến Phnom Penh vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, kết thúc ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Asean như chúng ta đã biết.
Nhìn xa hơn hut hút về lịch sử nghìn năm bị phương Bắc xâm đô hộ, cha ông ta từ thuở Hùng Vương dựng nước, đến Triệu (bà Triệu), trải Đinh, Lý, Trần, Lê, Hậu Lê, hết đời này sang đời khác đánh giặc phương Bắc giữ nước, giữ nền độc lập-tự do, đã có biết bao xương máu của nhiều đời không kể xiết mà “thằng em” này đã phải đổ xuống mảnh đất chỉ nhỏ bằng một tỉnh của“ông anh”. Việt Nam vừa đánh Mỹ-ngụy, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, TQ không những không giúp VN mà còn lợi dụng thời cơ thôn tính, thực hiện ý đồ chinh phục lâu dài.
Nhìn lại những năm đó, VN ta thật là lao đao, trong nước thì kiệt quệ, đói kém, ngoại biên thì giặc giã quấy phá. Trong 14 năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn dân tộc VN phải đối phó gay gắt và lại phảiđổ xương máu vì âm mưu xâm chiếm toàn bộ Đông Dương của TQ sau năm 1975, với“điểm” phát hỏa tại Cam-pu-chia, gây chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, những cuộc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi liên tục nhiều cuộc gây bất ổn trên biển Đông…
Tính ra, từ năm 1989, sau khi rút toàn bộ quân tình nguyện ở Cam-pu-chia về nước, Việt Nam mới coi là thực sự có hòa bình. Tháng Tư nay là 37 năm giải phóng, nhưng tương đối yên bề xây dựng, đổi mới đất nước mới được 22 năm (1990-2012).
Từ lâu, nguồn mỏ dầu trên biển Đông là nhòm ngó đầy thèm khát của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuốngđến tận vùng biển Brunei, Malaysia, tất nhiên sẽ không loại trừ "cái lưỡi bò" sẽ liếm tận Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines,Ðài Loan, BruneiMalaysia. Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những "hải lộ" nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu, chặn lên đường hàng hải quốc tế là mưu đồ đã nằm trong ngăn kéo tài liệu chiến lược ở Trung Nam Hải. Trong khi đó Việt NamPhilippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, vậy mà vẫn bị xảy ra nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc. Việc Trung Quốc kêu gọi mời thầu 9 mỏ dầu của Việt Nam là hành động trắng trợn nhất của Trung Quốc mà không một lý lẽ nào có thể biện giải được.
Ôi! Cho đến nay, người dân nước Việt đã có quá nhiều bài học với nước lớn láng giềng phía Bắc rồi. Thấm lắm, khỏi dạy, tốt nhất là cả dân tộc Việt Nam cần tỉnh táo, luôn luôn phải cảnh giác cao. Ông “láng giềng hữu nghị 4 tốt-16 chữ vàng” đã dùng cái lưỡi bò dài ngoằng liếm Hoàng Sa, Trường Sa, nay lại liếm sâu đến tận khu mỏ đầu khí DK1 thì thật là quá đáng. Lại nhiều lần bắt ngư dânđang hành nghề trên thềm lục địa vùng biển của VN. Nhưng, tốt nhất là TQ khỏi cần phải lo“dạy cho VN bài học” nào nữa, mới đây, thấy tàu TQ ngang nhiên xuất hiện lù lù tận gần Côn Đảo đã biết quá những lời hữu hảo với những hứa hẹn ngon ngọt “16 chữ vàng” rồi.
Hay là TQ cũng muốn VN phục hồi lại nhà lao Côn Đảo đểgiam hàng binh của TQ xâm lược? Khổng Tử nói: "Kẻ không biết ngấm đòn còn ngu hơn cả cái roi". Ngay như đơn giản, dễ nhớ nhất là 7 điều vô ích Khổng Tử đã dạy mà đến tận thời nay nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không nhớ được. Xin nhắc lại: Cái vô ích thứ nhất là "Tâm còn chưa thiện", cái vô ích thứ 5 là "Làm trái lòng người", rồi đến cái vô ích thứ 7 là "Thời vận không thông". Thế thì quả nhiên các ông Tàu đến tận bây giờ vẫn ngu hơn cái roi. Bài học cả mấy nghìn năm nay, kể cả sự trả giá quá đắt và đại ô nhục của bao đời viễn cựu cố tổ mà nay nhà cầm quyền TQ vẫn không thấm thía được gì, thì đúng là, nếu cần, một lần nữa Việt Nam phải đáp trả những hành động bá quyền tham lam của Trung Quốc chưa bao giờ tù bỏ ý định xâm lược, thôn tính Việt Nam, nếu không hạ hỏa được máu bá quyền, đụng đến nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của dân tộc này !  

     BVB
 

Bước ngoặt lớn cho biển đảo Việt Nam

Email In PDF.

Hôm nay (1.1.2013), luật Biển VN chính thức có hiệu lực nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà.

Sau một quá trình soạn thảo lâu dài, VN lần đầu tiên có văn bản luật biển gồm 7 chương 55 điều quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển đảo thuộc quyền tài phán quốc gia theo đúng Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982. Luật Biển VN chính thức có hiệu lực từ hôm nay. Sự kiện này và việc VN cùng thế giới ngày 10.12.2012 kỷ niệm 30 năm ra đời UNCLOS 1982 đều có ý nghĩa quan trọng đối với biển đảo VN.

Nỗ lực lâu dài

Vào ngày 10.12.1982, VN cùng 118 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng ký vào văn bản UNCLOS tại Montego Bay, Jamaica. Đây là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài về ý thức của dân tộc VN đối với biển đảo.

Từ năm 1977, VN tham dự Hội nghị lần thứ 3 của LHQ về luật Biển. VN nằm trong 130 quốc gia bỏ phiếu thông qua Công ước về luật Biển trong khi các nước Đông Âu và Liên Xô bỏ phiếu trắng. Tại hội nghị này, nắm bắt xu thế tiến bộ chung, Chính phủ nước ta ngày 12.5.1977 đưa ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam. Đây là một trong số tuyên bố sớm nhất theo tinh thần Công ước ở khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, ngày 12.11.1982, Chính phủ nước ta lại ra tuyên bố về đường cơ sở ven bờ lục địa VN phù hợp theo các quy định của Công ước. Từ hai bản tuyên bố lịch sử trên, hệ thống luật pháp biển về quyền và lợi ích, các hoạt động của VN về mọi mặt liên quan đến biển đều lấy Công ước LHQ làm cơ sở.

 

 
 

Theo đúng tinh thần UNCLOS 1982, nước ta nhiều năm qua từng bước tăng cường cơ sở vật chất, lực lượng để bảo vệ, quản lý và khai thác có hiệu quả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng lớn của mình

 
 
 

UNCLOS 1982 là bản “Hiến pháp đại dương” của nhân loại. Đây còn là văn bản tổng hợp toàn diện những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ trên biển quốc tế. Tương tự Hiến chương LHQ, UNCLOS 1982 là văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất trong lịch sử LHQ từ trước đến nay. VN trở thành nước thứ 64 phê chuẩn UNCLOS 1982.

Ngày 23.6.1994, Quốc hội VN đưa ra nghị quyết phê chuẩn công ước và nộp lưu chiểu lên LHQ vào ngày 25.7.1994, trước khi UNCLOS chính thức có hiệu lực trên thế giới từ ngày 16.11.1994. Chấp hành nghị quyết do Quốc hội phê chuẩn, VN luôn tuân thủ và tôn trọng UNCLOS trong mọi hoạt động liên quan đến biển của mình. Đồng thời, nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về các lĩnh vực liên quan đến biển phù hợp với công ước này.

Bảo vệ chủ quyền

Sau khi ký UNCLOS 1982, VN đã vận dụng các điều khoản trong công ước để bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển. Điển hình như việc Tổ hợp các công ty cáp quang của Anh, Úc, Nhật, Singapore, Indonesia và Hồng Kông cùng Đài Loan vào năm 1985 muốn đặt 550 hải lý cáp quang Sin-Hon-Tai qua vùng biển nước ta. Tuy nhiên, một số nước trong dự án trên định không thông báo cho VN. Đáp lại, chúng ta vận dụng quy định trong công ước rằng việc đặt cáp có liên quan đến khoan đào và nghiên cứu khoa học biển, khu vực cáp đi qua là những lĩnh vực mà quốc gia ven biển có đặc quyền và quyền tài phán. Vì thế, tổ hợp trên đã vi phạm luật pháp quốc tế nên phải nhận sai, tiến hành xin lỗi đồng thời nộp 330.000 USD cho khoản lệ phí dịch vụ khoa học. Bên cạnh đó, VN cũng cử đại diện giám sát quá trình đặt cáp.

Theo đúng tinh thần UNCLOS 1982, nước ta nhiều năm qua từng bước tăng cường cơ sở vật chất, lực lượng để bảo vệ, quản lý và khai thác có hiệu quả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng lớn của mình. Ví dụ như tăng cường hải quân, radar, máy bay tuần thám biển, thành lập lực lượng cảnh sát biển... Đồng thời, VN cũng xây dựng chiến lược biển, đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi biển, phân lô đấu thầu khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quyền tài phán hợp pháp của mình theo UNCLOS 1982.

 
Luật Biển VN tiếp tục khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - Ảnh: Minh Ngọc

Đặc biệt, VN triển khai đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa dựa theo UNCLOS 1982. Ngày 4.11.2002, nước ta cùng các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông tại Phnom Penh, Campuchia. Theo đó, “Các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982”. Hiên nay, VN đang cùng các nước ASEAN và Trung Quốc thảo luận để thông qua Bộ quy tắc về cách ứng xử (COC) trên biển Đông.

Những quy định nổi bật

Một trong những thành tựu có ý nghĩa to lớn trong việc VN thực thi UNCLOS là ban hành luật Biển nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta phục vụ cho việc sử dụng, quản lý bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc. Việc ban hành luật Biển VN là bước nội luật hóa thành công UNCLOS 1982 theo đúng trách nhiệm của một quốc gia là thành viên công ước này. Trong đó, một số điểm nổi bật của luật Biển VN có thể kể ra như:

1 - Tiếp tục khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thông qua điều 1 chương I và điều 19 chương II. Lập trường này tiếp nối nhất quán quan điểm trong Nghị quyết Quốc hội phê chuẩn UNCLOS 1982 và luật Biên giới quốc gia VN 2003. Điều 19 và 20 thuộc chương II cũng quy định rõ về các đảo đá nhằm bảo vệ các vùng biển VN.

2 - Luật Biển VN nêu cụ thể hơn 5 vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo đó, vùng nội thủy tính từ bờ biển đến đường cơ sở, vùng lãnh hải rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, tiếp đó vùng tiếp giáp lãnh hải cũng rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Đồng thời, thềm lục địa ít nhất rộng 200 hải lý và tối đa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa VN hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý. Như vậy chủ quyền của VN được khẳng định từ đất liền ra đến vùng nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đến hết vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

3 - Luật Biển VN 2012 quy định chi tiết về các hoạt động trong vùng biển VN, quy định rõ những hành vi mà tàu thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua; luật cũng quy định về vấn đề tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; về hợp tác nghiên cứu khoa học biển...

4 - Đặc biệt, luật Biển VN 2012 dành hẳn chương IV để quy định về phát triển kinh tế biển. Trong đó có quy định việc quy hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế biển đảo; nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế biển đảo trên nguyên tắc gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn trên biển.

5 - Điều 4, chương I quy định rõ các nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Trong đó, VN luôn nhất quán “nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đảo với các nước khác bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với UNCLOS 1982, luật pháp và thực tiễn quốc tế”.

TS Hoàng Trọng Lập

Theo thanhnien.com.vn

 

Ấn Độ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc

Email In PDF.

 

 

 

 

Những năm 1980, Trung Quốc cải thiện quan hệ với cộng đồng quốc tế do Mỹ đứng đầu. Một kế hoạch khảo sát chung mực nước biển toàn cầu được Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO thông qua vào tháng 2/1987, dưới sự ủy quyền của chính phủ Trung Quốc đã thành lập 5 trạm quan trắc hải dương. Trạm Nam Sa của Trung Quốc đặt tại bãi đá ngầm Vĩnh Thử. Đầu tháng 2/1988, Trung Quốc tiến hành xây dựng Đài quan sát số 74 trên bãi Vĩnh Thử. Việt Nam phát hiện hoạt động này và  đưa quân đội tuần tra quần đảo Trường Sa.... Sau đó, Trung Quốc đã dùng súng chống máy bay 37 mm bắn phá. Khoảng 80 bộ đội Việt Nam hy sinh trong vụ đụng độ này. Tiếp đến, Quân đội Trung Quốc đánh chiếm một số đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam kiên quyết bám trụ các đảo còn lại trên rạn san hô đó, tàu chiến Trung Quốc buộc phải rút lui.

Tháng 7/2010, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton kêu gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giải quyết tranh chấp lãnh thổ này. Trung Quốc đáp lại, Mỹ nên tránh xa vấn đề. Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra tuyên bố ngày 18/8/2010 phản đối việc sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông và lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc. Vấn đề tiếp tục âm ỉ và đến tháng 5/2011, tàu hải quân Trung Quốc lại tấn công và cắt cáp tàu khảo sát địa chất Việt Nam.

Trung Quốc phản đối hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ

Ngày 22/7/2011, INS Airavat, một tàu đổ bộ tấn công của Ấn Độ có chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam. Tàu liên tục nhận được cảnh báo bằng tần sóng phát thanh mở của tàu xác định là của hải quân Trung Quốc nói rằng tàu Ấn Độ đang đi vào vùng biển Trung Quốc, mặc dù trên thực tế tàu chỉ hoạt động cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý. Hải quân Ấn Độ khẳng định không nhìn thấy tàu hay máy bay nào từ tàu Ấn Độ và tiếp tục hoạt động bất chấp các cảnh báo vừa nhận được. Tiếp đến, Ấn Độ cũng khẳng định ủng hộ tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông.

Tháng 9/2011, Ấn Độ và Việt Nam ký một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí trên Biển Đông. Chi nhánh đầu tư nước ngoài ONGC Videsh Limited của tập đoàn dầu khí ONGC Ấn Độ vừa ký hợp đồng 3 năm với Petro Vietnam về phát triển hợp tác dài hạn trong lĩnh vực dầu khí. Tiếp đó, công ty này chấp nhận đề nghị thăm dò một số lô dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam. Thỏa thuận này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc khi nước này quả quyết không hoạt động thăm dò nào được phép tiến hành trong các khu vực mà Trung Quốc "có quyền chủ quyền". Chính phủ Ấn Độ khẳng định bất chấp tuyên bố của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận đã ký với Việt Nam. Tuyên bố của Trung Quốc bị cả Ấn Độ và Việt Nam phản đối, và theo LHQ, khu vực thăm dò này hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ấn Độ kiên quyết khẳng định ONGC sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Ngoài ra, Ấn Độ cũng nêu rõ, toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ bờ biển Tây Phi đến Biển Đông có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngoại thương, năng lượng và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Việt Nam cũng kiên định trong vấn đề này và tháng 7/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật phân định biên giới biển Việt nam, quy định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa"

Diễn biến mới đây trong tranh chấp là việc Trung Quốc thành lập một thành phố cấp tỉnh với tên gọi "Tam Sa" tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 24/7/2012, "thành phố" này chính thức được khánh thành là trung tâm hành chính quản lý Hoàng Sa và Trường Sa. Trụ sở thành phố đặt tại đảo Phú Lâm của Việt Nam với khoảng 1.000 dân cư hiện đang sinh sống. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo và có diện tích khoảng 5 dặm vuông. Đảo có một sân bay xây dựng tháng 7/1990 với đường băng 2.700 met. Sân bay có khả năng tiếp nhận máy bay Sukhoi Su-30.

Trên đảo Trung Quốc cũng xây dựng một trạm cảnh sát biển và một bệnh viện. Bất chấp việc Việt nam luôn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc vẫn quyết xây bằng được cơ sở hạ tầng hòng đánh chiếm các đảo này bằng quân sự. Trong khi đó, Đài Loan đang chiếm giữ đảo lớn nhất của Biển Đông, đảo Ba Bình.

Giải quyết tranh chấp

Tất cả các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và ASEAN muốn giải quyết vấn đề hòa bình. Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề trên cơ sở tay đôi nhưng chưa đạt được thành công nào. Việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực bị Việt Nam đặc biệt phản đối và Việt Nam đã chứng minh có đủ tiềm lực quân sự và sẽ chống trả việc sử dụng vũ lực một cách sáng suốt.

Câu hỏi rõ ràng đang nảy sinh là có những lựa chọn nào cho giải quyết tranh chấp Biển Đông. Nói rộng ra, có hai lựa chọn. Trước hết là giải quyết vấn đề thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương. Trong trường hợp không đạt được thành công nào thông qua đàm phán, các bên có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài. Do đây là tranh chấp chủ quyền, nên sẽ rất khó để áp dụng phương thức nào của bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của các bên liên quan.

Hơn nữa, Trung Quốc đã thực hiện quyền theo điều 298 Công ước LHQ về Luật Biển không tham gia giải quyết tranh chấp ràng buộc bắt buộc. Do đó, vụ việc không thể đưa ra trước Tòa án quốc tế về Luật Biển. Lựa chọn khác là bỏ qua các vấn đề chủ quyền và tiến hành cùng nhau khai thác các khu vực tranh chấp. Khai thác chung đã mang lại những kết quả rõ rệt giữa Malaysia và Thái Lan (1979-1990), Malaysia và Việt nam (1992) cũng như giữa Australia và Đông Timor (2002). Vấn đề cũng có thể áp dụng cho Khu vực tranh chấp. Thuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa làm rõ các tuyên bố của mình. Do đó, giải pháp cùng nhau khai thác có thể xem xét.

Trung Quốc nắm giữ chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề biên giới sau các đàm phán sau các cuộc đàm phán kéo dài để lợi dụng thời gian tạo lợi thế cho mình. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 và nhận được sự phản đối chưa đủ mạnh của Việt Nam do đang phải dồn lực cho cuộc chiến thống nhất đất nước. Nhưng Việt nam sẽ đấu tranh vì quyền lợi của mình và tìm kiếm một giải pháp đúng đắn.

Kết luận

Giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có muốn làm rõ các tuyên bố của mình và sẵn sàng tham gia đàm phán với các bên khác hay không. Điều này có thể xảy ra khi các kết quả thăm dò dầu khí được hoàn tất trong khoảng 5 năm tới, cho phép Trung Quốc mở không gian cho các quốc gia khác. Ấn Độ đã giữ quan điểm đúng đắn về thăm dò dầu khí trong khu vực và sẽ kiên định lập trường của mình. Điều đó đã gửi đi một tín hiệu đến Trung Quốc rằng họ đang đối đầu với một quốc gia có thể chống lại Trung Quốc vì lợi ích năng lượng của mình. Cho tới nay, tất cả các bên tranh chấp đều đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ làm rõ các tuyên bố của mình ra sao.

 

 

                                                                                                                                                                                        Nguồn http://tuanvietnam.net

 

Học lỏm người Nhật dạy con thông minh

Email In PDF.

Cùng khám phá những nét đặc trưng trong cách dạy con của cha mẹ Nhật nhé.

 

Học lỏm người Nhật dạy con thông minh 1
Cha mẹ Nhật rất siêng đọc truyện cổ tích cho con nghe. (Ảnh minh họa)


 

Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép. Sự thành công về kinh tế, kỹ thuật cũng như xã hội phát triển của Nhật đã cho nhân loại nhiều bài học quý giá. Trong đó, sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ góp phần quan trọng. Mời các gia đình cùng tham khảo và khám phá những nét đặc trưng trong cách dạy con của cha mẹ Nhật.

1. Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

2. Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”

3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.

“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật

4. Dạy chữ từ sớm

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

 

5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ

7. Vận động đầy đủ

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khỏang cách tập luyện thành những đọan ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Với những phương pháp dạy con tinh tế như thế, ắt hẳn người Nhật cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính gia đình của mình.

 

                                                                                                                                                            http://giadinh.net.vn  Theo Eva

 


 
Trang 2 của 3
BẠN ĐANG XEM TRANG CHỦ BÀI VIẾT KHÁC