Triệu Quang Phục.

In

Triệu Quang Phục.

 

 

Triệu Quang Phục, tướng lược tài.

Từng theo Nam Đế bao ngày chiến chinh !

Quân thần một dạ trung trinh.

Binh quyền nay giữ, tướng binh khiển điều.

 

Thấy bọn giặc Lương quá nhiều.

Quang Phục không đánh mà điều quân đi.

Dụng mưu chế thắng xuất kì.

Rút về Dạ  Trạch, tính suy lâu dài.

 

Dạ Trạch là chổ đồng lầy.

Giữa có đất trống, rừng vây um tùm.

Nơi này Quang Phục luyện quân.

Đêm về xuất kích đánh Trần Bá Tiên.

 

Bá Tiên lùng sục khắp miền.

Đánh mãi không được, ngày đêm cuống cuồng.

Người đời khi đó gọi luôn.

Quang Phục là Dạ Trạch Vương đất này.

 

Riêng về  Nam Đế, nhớ ngay

Mậu Thìn (548,) năm ấy  xuôi tay từ trần

Quang Phục theo nguyện ba quân.

Năm sau ông hội quân thần, xưng vương.

 

Quang Phục chọn hiệu Việt Vương.

Bấy giờ quân Việt vương lương cạn dần.

May là Tàu loạn quân thần.

Nhà Lương triệu gấp tướng Trần Bá Tiên.

 

Để Dương Sàn giữ Long Biên.

Việt Vương nắm thế, lệnh liền xuất quân.

Đánh quân Lương chạy tháo thân.

Long Biên thu lại, Vạn Xuân thanh bình.

 

Chín năm sau, sự lại sinh.

Do Lý phật Tử xua binh giành quyền.

Chổ này thưa có căn nguyên !

Khi thua. Nam Đế, về miền Khuất Liêu.

 

Anh em vua, họ cũng điều.

Một phần quân tướng, liều về Cửu Chân.

Anh Nam Đế, nh tên rằng :

Là Lý Thiên Bảo, xong cần nhắc ngay.

 

Em họ Nam Đế, người này :

Là Lý Phật Tử. Cả hai tức thì.

Chạy đến Cửu Chân một khi.

Quân Lương lại đánh tức thì Cửu Chân.

 

Thiên Bảo, Phật Tử điều quân.

Sang phía Tây, chạy nhanh chân sang Lào

Đến động Dã  Năng ở Lào.

Lý Thiên Bảo tự xưng Đào Lang Vương.

 

Lập nước Dã Năng một phương.

Được mười năm Đào Lang Vương qua đời.

Do không con cái nối ngôi.

Phật Tử kế. Xong. Về đòi Vạn Xuân.

 

Đánh Việt Vương mãi bất phân.

Phật Tử hỏi đất chia phân giảng hòa.

Việt Vương đồng ý hiếu hòa.

 Gã con, mong kết thông gia lâu dài.

 

Phật Tử hòa hiếu mặt ngoài.

Trong thì chuẩn bị, chờ ngày ra tay.

Đến năm Tân Mão (57), hại thay !

Thình lình Phật Tử đánh ngay bất thần.

 

Việt Vương thành mất, thân vong.

Ông liều mình chết, cửa dòng Đại Nha.

Nhớ ơn ông giúp nước nhà.

Thờ ông gần cửa Đại Nha còn đền.

 

Phật Tử chiếm thành Long Biên.

Ông ta giao Lý Đại Quyền trông coi.

Thành Ô Diên, Phổ Đỉnh coi.

Phật Tử sau đó lên ngôi, tức là :

 

Hậu Nam Đế ở nước ta.

Dời đô sang đất mới  là Phong Châu.

Bây giờ quay lại nước Tàu.

Khi Bá Tiên rút, bên Tàu rối ren.

 

Bá Tiên ra sức dẹp yên.

Xong phế Lương đế, nắm quyền phía Nam.

Lên ngôi Trần nửa giang sang.

Nhà Tùy sau đó bình toàn Trung Hoa.

 

Tùy sai Lưu Phương đánh ta.

Phật Tử không chống mà ra đầu hàng.

Đúng năm Nhâm Tuất( 602) vừa sang.

Vạn Xuân mất nước, bẻ bàng xót xa !

 

Lúc này Tùy trị nước ta.

Bên Tàu, Đường nổi can qua tiếm quyền.

Năm Mậu Dần (618), lại đổi thêm.

Đường phế Tùy,  nắm luôn quyền Giao Châu !

 

Đến năm Kỷ Mão (621), quan Tàu:

Khâu Hòa sang đất Giao Châu giữ quyền.

Năm này Giao Châu đổi tên

Đường đặt An Nam Đô Hộ Phủ riêng lúc này.

 

Tên An Nam có từ đây.

Triều Đường Cao Tông, lúc này đặt tên.

An Nam, Đường lấy chia riêng.

Mười hai châu mới, phân riêng rõ ràng :

 

Vũ Nga, Phúc Lộc, Vũ An.

Phong, Hoan, Chi, Lục, Ái, Thang, Diễn, Tường.

Giao Châu đủ, tiện nói  luôn.

Có 59 huyện, dưới  Hương, Xã… nhiều !

 

Thời Đường dân khổ đứng điêu.

Đường trị nghiệt nhất các triều Trung Hoa.