Sĩ Nhiếp.

In

Sĩ Nhiếp.


 

Về Sĩ Nhiếp, nhắc đôi dòng.

Cuối đời Đông Hán, loạn trong tới ngoài.

đất Giao Chỉ nhờ tay.

Sĩ Nhiếp coi sóc, thời này thới an.

 

Tới năm Quý Mùi (203), bước sang.

Sĩ Nhiếp khi đó cùng quan khác là.

Thứ sử Trương Tân, họ đà.

Dâng sớ về triều để mà xin thay :

 

Đổi tên Giao Chỉ từ đây.

Vua Hán đồng thuận, xong ngài chuẩn y !

Chổ này xin hãy nhớ ghi.

Tên Giao Chỉ  đổi, không thì sẽ quên

 

Giao Châu chính thức gọi tên.

Nhớ cho thật kỹ, dưới trên rạch ròi!

Giao Châu, sau có một thời.

Giặc cướp làm loạn, khắp trời biến binh.

 

Sĩ Nhiếp lại xin triều đình.

Cho các anh em của mình, chia ra.

Trông coi các quận như là:

Đất Nam Hải, Hợp Phố và Cửu Chân.

 

Vua Hán thuận, nên dần dần.

Giao Châu bộ ấy được phần bình an.

Sĩ Nhiếp chính trực, đàng hoàng.

Với nhà Hán, ông cống sang đặn đều.

 

Với dân, ông rất mến yêu.

Tận tình coi sóc, dạy điều nghĩa nhân.

Cho nên ông được người dân.

Hết lòng mến mộ gọi bằng Sỹ Vương.

 

Chổ này nhân tiện, nói luôn.

Là các nhà sử vẫn thường cho ta.

Khởi nền văn học nước nhà.

Từ thời Sĩ Nhiếp. Xem ra điều này

 

Có lẽ chưa đúng lắm thay!

Bởi khi ta bị Hán cai nước nhà.

Tới thời Sỹ Nhiếp tính ra.

Hơn ba trăm năm sử đà cho hay !

 

Mà nước ta, khoảng thời này.

Nhiều người đã đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm.

Cho nên, phải nói lại liền.

Văn học không khởi đầu tiên thuở này !

 

Ta có thể luận như vầy:

Là Sĩ Nhiếp, lúc vị này làm quan.

Thì sự học lo mở mang.

Người giỏi chữ nghĩa, ông càng giúp thêm.

 

Nên người đời sau ưu tiên.

Cho ông là tổ học bên nước nhà.

Như vậy hợp lẽ hơn là.

Nói văn học khởi bên ta thuở này !

 

Chuyện này tạm gác tại đây.

Theo dòng lịch sử tháng ngày lại trôi.