NHẬN DIỆN “GÓC KHUẤT” PHÍA SAU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

In

NHẬN DIỆN “GÓC KHUẤT” PHÍA SAU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ









* Bùi Văn Bồng
     Trong báo cáo chính trị Đại hội 18 ĐCSTQ, ông Hồ Cẩm Đào nêu rõ: “Trung Quốc phải nỗ lực xây dựng trở thành cường quốc biển”.

Tại cuộc họp báo định kỳ hôm 29-11-2012, ông Geng Yansheng, phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói: “Trung quốc mong muốn trở thành một quyền lực trên biển nhằm khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền lợi hàng hải và lợi ích của TQ, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế xã hội.Điều đó không có nghĩa TQ đang mở rộng sự hiện diện và giành quyền làm bà chủ đại dương" (?!). Geng Yansheng nói tiếp: “Lập trường kiên quyết bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của TQ không nên được coi là thái độ cứng rắn”!            
 
Hôm qua (30/11), ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký của Hiệp hội 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam, nhấn mạnh kế hoạch của Bắc Kinh giao cho tỉnh Vân Nam (tỉnh có cái gọi là "thành phô sTam Sa") được quyền kiểm soát biển Đông và sẽ cho cảnh sát biên giới-biển có quyền lục soát, tịch thu, và trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ vùng biển mà Bắc Kinh nhận chủ quyền ở biển Đông đang có tranh chấp. Ông Surin cho rằng đây là một sự kiện hết sức nghiêm trọng, một hành động dấn lên rất trắng trợn của Trung Quốc làm leo thang gia tăng căng thẳng tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển Đông. Ông Surin đã khuyến cáo rằng tranh chấp BiểnĐông nếu không giải quyết thỏa đáng có nguy cơ trở thành một ‘Palestine của Châu Á’.
            Thực chất, mưu đồ bá vương, bành trướng ra mọi khu vực cả 4 phương (Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Dương) của Trung Quốc từ xa xưa đến nay không ai còn lạ gì. Nhất là vùng biển Đông và cả khu vực Đông Nam Á, với máu bành trướng xuống phương Nam, nhà cầm quyền Trung Nam Hải không dễ gì buông tha.
           Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bảnđồ tác chiến tầm chiến lược nhằm xâm chiếm biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”, “cửu đoạn hải giới”…Cái chữ “hải giới” đã bộ lộ ý đồnhư một “hằng số” - số không đổi, trong mưu đồ bá vương, bành trướng của giới cầm quyền Trung Nam Hải muốn độc chiếm biển Đông.
              Với đường lưỡi bò, sẽ không một nước nào còn biển đểmà đàm phán trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Việc in đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ sự thâm độc và nham hiểm đó.
             Hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi đường chữ U, hay “cửu đoạn hải giới” theo như TQ tự đặt ra, mà không ai bảo ai đều gọi là 'Đường Lưỡi Bò', vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo khắp chung quanh để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý. Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa,đ ông dân rồi, muốn đông thêm nữa.
                      Thực tế từ nhiều đời qua, cả mấy nghìn năm, ai chẳng thấy máu bành trướng của Trung Quốc cứ dâng lên phừng phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biển, nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng.
            Nhìn lại, mưu đồ bá vương, bành trướng có quy mô, có tầm chiến lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ tắp tâm từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam, là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt.

Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ đành phải tạm gác ý đồ xâm lược, thôn tính VN. Đúng ra, bối cảnh và tình hình khu vực, không tạm gác cũng không còn cách nào hơn: Từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ đành găm lại ý đồ tràn xuống phương Nam, chờ thời cơ. Thật là“miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.
          Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn gây rối lung tung, lộn tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải 'từng bước phục tùng' đại quốc.
             Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu phục”, thì TQ liền đỏ mặt tía tai. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên đã gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức, tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo của Hồ Chủ tịch trước khi Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới - Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa cácđảng anh em!..”.
Tiếp đến, nhà cầm quyền TQ lúc đó còn có nhiều động thái với đủ kiểu hăm hè, đe dọa, khống chế VN. Ai đã từng chứng kiến và theo dõi thời cuộc vào cuối những năm 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước đều biết rất rành rẽ ngọn nguồn về những khó khăn trong giải quyết mối quan hệ với nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này.
Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin nửa với, ý thức về CNXH 'theo kiểu Mao-ít', chủ yếu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực.
Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Hồ Chủ tịch nhìn thấy dã tâm không thiện chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay sau đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động“giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất).
Thế nên, thời đó cả 'hai nước lớn XHCN'  đều nhiệt tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN. Cũng là giúp VN đánh Mỹ, nhưng Liên Xô giúp trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, chuyển giao kỹ thuật sử dụng và tác chiến (tên lửa, máy bay, xe tăng...), còn Trung Quốc giúp quân trang (quần áo Tô Châu, mũ cối, giày dép, lương khô, bi đông đựng nước uống...).
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam trên biển Đông, nhìn quá lại một chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 1-1974, lợi dụng tình hình sau Hiệp định Pa-ri, Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc tranh thủ ăn chặn, chiếm chỗ trên biển Đông, qua mặt chính quyền Hà Nội, gian manh đánh lén, dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Năm 1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm sáu điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cốcác điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới.
Nhắc lại một sự kiện đi đã vào lịch sử thế giới, loài người không bao giờ quên được tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia. Đâu phải ngẫu nhiên nội tại đất nước Chùa Tháp này tự nứt nòi ra cái bè lũ diệt chủng Pôn-pốt, Iêng-xa-ri, Khiêu-xăm-phon độc tài phát xít tự hại chính dân nước mình như thế? Cái gốc sâu xa của cuộc nội chiến, gọi là “Xây dựng chế độ Cộng sản Pôn-pốt”, gây ra cảnh tang tóc đầu rơi như sung rụng, máu chảy thành sông ở CPC, xem ra không ai khác mà chính là TQ, ông thầy Tàu đầy mưu sâu kế độc thâm hiểm do lòng tham mở rộng cương thổ bá quyền.
Nào! Ta hãy lên dường đi Khe Mơ (Kh'mer)
làm chuyên gia cho Pôn Pốt
        Báo chí trên trên thế giới khi đó cũng đưa không ít bình luận rằng: Vì ý định nhằm đạt mục đích mưu bá đồ vương, từ đầu năm 1973, sau Hiệp định Pa-ri, chiến cuộc Đông Dương thay đổi lớn, TQ đã đưa Pôn-pốt sang TQ học tập, nhồi sọ, huấn luyện Pôn-pốt và phe lũ làm tay sai. Ông thầy Tàu nhét vào đầu mấy thằng “Khơ-me đỏ” ngu dốt và thực dụng là “xây dựng chủ nghĩa cộng sản kiểu mới” ở Cao Miên theo tư tưởng TQ, và TQ hứa hẹn sẽ giúp đỡ hết sức để Cam-pu-chiaxây dựng thành công "chế độ cộng sản", hai nước sẽ hữu hảo trường tồn, phát triển lâu bền (!?).
          Cũng trong mưu đồ muốn chớp cơ hội thay chân Mỹ thôn tính Đông Dương, TQ bày kế, xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt gây hấn dọc toàn tuyến biên giới VN-CPC, chọc ngang hông, để VN vùa mới sau chiến tranh sẽ rơi vào thế mất ổn định, thế bất lợi, có cớ cho TQ dễ bề can thiệp. Cũng với chiêu bài thành bản chất truyền đời kiểu võ lâm kiếm hiệp “tọa sơn quan hổ đấu”, TQ cử những đoàn chuyên gia quân sự sang giúp CPC, và trợ giúp mọi trang bị từ vũ khí, lương thực, thực phẩm; đồng thời đứng phía sau bày kế, kích động cho Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới với VN.
Cùng với việc TQ xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt không ngán gì, cứ chọc phá VN cho nhiều vào. TQ còn nghĩ ra kế đánh lừa nước Lào vốn bản tính cả tin, thật thà. TQ nói với Lào là giúp, viện trợ không hoàn lại cho Lào mở con đường từ biên giới Trung Quốc qua Lào, tại phía tây A-pa-chải của Lai Châu, phía Đông Sa-la Phăng của tỉnh Luông-phra-băng (Lào). Con đường này nằm trên đất Lào phía Tây biên giới Lào -Việt, chạy suốt từ Thượng Lào, qua Trung Lào đến tận Nam Lào. Con đường này trong ý đồ của TQ là con đường chiến lược quan trọng, là “đường xương sống” trên bán đảo Đông Dương. Khi Lào cho phép TQ mở con đường này, TQ mừng như vớ được kho vàng.
Trung Quốc thuê đất trồng rừng ở Lạng Sơn
 
Theo thiết kế của TQ, con đường biên đi dọc vùng rừng núi phía Đông nước Lào, từ Thượng Lào, chạy suốt Trung Lào đến tận Hạ Lào rồi nối thông vào tận Cam-pu-chia. Con đường này chạy từ biên giới Lào -Trung đến tận phía tây Trường Sơn, vượt qua lưu vực thượng nguồn Sê-băng-hiên, miền thượng Se-san, qua vùng rừng nui At-tô-pơ, vào tỉnh Rát-ta-na-ki-ri và Môn-dol-ki-ri của Cam-pu-chia. Nếu thực hiện được tuyến đường này, TQ sẽ có ngay con đường chiến lược tại Đông Dương. Với ý đồ này, được Lào chấp nhận, TQ rần rần cho công binh, xe máy mở đường ngay. Khi VN truy đuổi Pôn-pốt, giải phóng Cam-pu-chia, TQ đã mở được gần 100 km thông từ biên giới TQ sang Lào, chạy dọc biên giới Lào giáp với VN.
Vậy là, TQ kích động lũ ngu, tham và ác “Khơ-me đỏ” ráo riết diệt chủng. Thực chất, lòng tham sinh tội ác, TQ diệt hết người dân Khơ-me, mà theo cách gọi của chúng là dân “hắc hầu” (khỉ đen) để thay người TQ vào chiếm lĩnh toàn bộ diện tích Vương quốc Cam-pu-chia. TQ xúi Kh'mer Đỏ trục xuất Việt kiều và kiều dân nhiều nước khác ra khỏi Phnompenh, còn người K gốc Hoa vẫn được ở lại. Như thế, TQ mới sớm đứng chân được trên đất Cam-pu-chia. Khi đó, chắc chắn cái thế thượng phong của TQ sẽ mạnh chưa từng thấy. Và khi đã đạt được mục tiêu chiến lược ấy, khi mưu sâu kế hiểm“đại thành công”, cả Đông Dương sẽ là của TQ. Khi đã chiếm được Cam-pu-chia làm bàn đạp chiến lược, thì biên giới phía Bắc ép xuống, biên giới phia Tây Nam nén chặt, VN rơi vào trạng huống hết cựa quậy. Đã lâm vào cảnh ấy, VN không chịu phục tùng TQ thì có mà ra bã. Khi đã “lấy” được VN thì nghiễm nhiên TQ sẽ đặt tên cả lãnh thổ VN là tỉnh Quảng Nam. Bởi vì TQ đã có tỉnh Quảng Đông (hơn 105 triệu dân), có tỉnh Quảng Tây(47 triệu người), riêng cái địa danh Quảng Nam thì Trung Quốc còn "để giành" lại đó, chờ thời cơ mới tính (!?). 
Trong ý đồ thôn tính lâu dài, chừng nào mũi Cà Mau chưa trở thành điểm cuối của tỉnh Quảng Nam (thuộc TQ !?) thì TQ vẫn còn nhiều rắp tâm và thủ đoạn khó lường. Có thể với ý đồ đó lại thêm bản tính thù dai của TQ, thì đời nay, đến đời con, cháu…nước ta cũng chưa dễ gì được yên với thế lực áp sát phía Bắc. Dân số của VN ít hơn dân số tỉnh Quảng Đông và chưa đủ gấp đôi tỉnh Quảng Tây. Thế nên, TQ mong sớm nghĩ mọi kế sách “Nam tiến” để sớm có được "tỉnh Quảng Nam". TQ có tỉnh Vân Nam, tỉnh Hải Nam (biển phía Nam), chứ không đặt là Quảng Nam. "Vọng vân Nam Hải hùng chinh phạt”, Vân Nam là nhìn theo mây phương Nam mà vững chí mở rộng cõi bờ đất nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông khi đàm thảo với TBT Lê Duẩn còn bộc lộ ý đồ: “Cả Đông Dương tưởng lớn lắm à, chỉ bằng một tỉnh của Trung Quốc” (?!).
TQ giúp xe tăng cho Cam-pu-chia

Việt Nam bị Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, xua quân tràn sang suốt toàn tuyến biến giới, tàn sát dã man dân thường VN, cũng là thực hiện ý đồ thâm độc của TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”. Ý đồ hết sức hiểm độc và đầy tham vọng này của TQ là: “Chúng mày cứ đánh nhau nữa đi, đánh nhau mạnh vào, thằng nào chết tao sẽ ăn thịt thằng còn lại. Hơn nữa, gây hấn với VN còn là “mũi tên trúng hai con chim”, khi cần thì Pôn-pốt cứ lên tiếng, thầy Tàu đây luôn sẵn sàng nhảy sang Cam-pu-chia ứng cứu “đệ tử” ngay. Cho nên, TQ không những huấn luyện đào tạo lũ diệt chủng Khơ-me đỏ, mà còn giúp chúng xây dựng quân đội. TQ trang bị cho Pôn-pốt các loại súng bộ binh, mìn lá, mìn nhảy, mìn zip, cả quân trang, quân dụng, quân lương cho quân đội Pôn-pốt trên chiến trường Cam-pu-chia. Khi quân tình nguyện VN đánh sang Cam-pu-chia, thu được các loại vũ khí, quân trang, quân dụng, cả quân lương ...tất cả đều là của TQ.
       Lực lượng Khơ-me Đỏ gồm có 19 sư đoàn, với các phiên hiệu: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902…Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân sốcủa sư đoàn Việt Nam. Trang bị của quân đội Pôn –pốt do TQ rót như: Một số máy bay chiến đấu T-28; phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh; một sư đoàn thủy quân lục chiến; một sư đoàn hải quân; một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra và còn nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
       Cả thế giới đều biết: Kh'mer Đỏ là chính quyền được TQ dựng nên. Trong những năm đó TQ tài trợ cho Kh'mer Đỏ tổng số vũ khí và tiền bạc lên đến 1,5 tỷ USD. Mọi chuyện xảy ra bắt đầu xuất phát từ việc Đặng Tiêu Bình lên ngôi. Âm mưu của Đặng trước tiên là xâm chiếm xuống phía Nam.Thực sự thì có rất nhiều âm mưu và suy tính trong nước cờ xâm chiếm Việt Nam năm 1979 củaTQ. Không chỉ là lãnh thổ, tài nguyên mà còn cả về mặt củng cố quyền lực củaĐặng, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa cũng không nằm ngoài những suy tính nói trên.
         Trong hơn hai năm, Pôn-pốt giết hại hơn 2 triệu người dân Cam-pu-chia. Thế nên, khi VN vừa bảo vệ biên giới Tây Nam, vừa làm nghĩa vụ quốc tế đưa quân sang truy diệt bè lũ Pôn-pốt, cứu nguy cho đất nước Chùa Tháp thoát nạn diệt chủng, TQ tức lồng lộn lên. Các chuyên gia quân sự TQ chạy tẩu thoát bằng máy bay và đường bộ sang Thái Lan.
          Cũng cần nói thêm là người viết bài này khi cùng bộ đội hải quân đánh chiếm đảo Cô Tang (Cam-pu-chia), tháng 1-1979, thấy trên nhà sàn bằng gỗ sao đỏ sang trọng của chuyên gia TQ còn vứt lại cả đồng tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị. Bên góc nhà sàn chuyên gia này có hàng trăm căn cước, giấy tờ mang tên người dân đảo Thổ Chu của VN. Pôn-pốt đã đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi hơn 500 người dân, đưa về đảo Cô Tang sát hại. Suy ra từ căn cứ những giấy căn cước còn để lại ở góc sàn ngôi nhà chuyên gia TQ trên sườn phía Bắc đảo Cô Tang, thì việc đánh chiếm đảo Thổ Chu là do các chuyên gia quân sự TQ ở Cam –pu–chia, lính Pôn-pốt chỉ là tay sai. Cũng tại phía bắc đảo Cô Tang, mới vài năm mà TQ đã cho đào một hầm phóng ngư lôi khoét sâu vào núi đá, ăn thông với biển, hướng thẳng sang vùng biển Thái Lan. Hầm phóng ngư lôi mà TQ làm dở nửa chừng, nay vẫn còn, cây cỏ mọc um tùm.
           TQ mất Cam-pu-chia, lồng lộn như hổ đói mất mồi. VN giải phóng Cam-pu-chia ngày 7-1-1979, thì hơn một tháng sau (ngày 17-2-1979), TQ rầm rộ xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc: “Dạy cho Việt Nam bài học”.
          Thế thì, đã quá rõ là khi TQ bị vỡ nát mưu đồ lấy Cam-pu-chia làm bàn đạp chiếm toàn Đông Dương, không được ăn thì đạpđổ, phá hôi, trả thù cho hả bớt cơn giận. Chế độ diệt chúng Pôn-pốt bi đập tan, TQ thua một cú đau hơn bị bò đá. Toàn bộ âm mưu và chiến lược, sách lược độc chiếm Đông Dương của TQ bị VN đánh tan, công toi, hết còn đường cứu gỡ. Đúng ra, xử tội lũ diệt chủng Pôn-pốt phải lôi kẻ chủ mưu, kẻ tổ chức, tên đầu trò là TQ ra ánh sáng pháp luật, nhưng VN vì chính sách đối ngoại, lại mới giải phóng đất nước có nhiều việc phải làm, kinh tế-xã hội thời đó nhiều khó khăn, VN đã nhân hậu bỏ qua không tố cáo TQ lên Tòa án Quốc tế, mà các nước thì cũng biết vậy thôi, không thích dây đến ông Tàu.
          Hiện nay, TQ vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương. Theo nhận xét của báo mạng Asia Times ra ngày 23/8/2011 thì viên Thượng nghị sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia hiện nay sẽ hợp tác với Công Ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào.
Tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm
chủ quyền lãnh hải Việt Nam
        Giới quan sát đã đặc biệt ghi nhận chiều hướng tăng cường hợp tác Phnompenh - Bắc Kinh vào lúc quan hệ Trung Việt có căng thẳng vì hồ sơ biển Đông. Trong khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Philipines và Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ của Trung Quốc mang tên “Đường Lưỡi Bò”, thì ở trên bộ, sát biên giới phía Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại từng bước tiến hành chiến lược nắm quyền chi phối các nước từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và CPC.
                Chính phủ Campuchia đã bỏ qua những tội ác do Trung Quốc dựng lên chế độ diệt chủng Pôn-pốt, nay đang bắt tay thật chặt với Trung Quốc vì mục đích kinh tế. Không giống như hầu hết các nước trong khu vực, những học sinh tại trường ngoại ngữtư và những khu vực khác ở Campuchia gần đây không học tiếng Anh mà thay vào đó là tiếng Trung Quốc. “Trước đây, người dân tới khu vực này để học tiếng Anh nhưng bây giờ nó là tiếng Trung Quốc” - một giáo viên và quản lý của trường Hoa Ngữ Minh Phát nói - “Tất cả những học viên ở đây đều muốn trởthành hướng dẫn viên du lịch, dịch thuật viên tiếng Trung Quốc hoặc làm việc trong các ngân hàng và nhà hàng. Và rằng: Tiếng Trung Quốc sẽ hữu ích hơn tiếng Anh, ông Heng Guechly, một học viên ở trường tư khác nói. “Có nhiều nhu cầu học và Trung Quốc củng cố mối quan hệ tốt đẹp với Campuchia, bởi vậy người Trung Quốc mới tới đây để làm ăn”.
     Theo số liệu thống kê chính thức cho thấy, năm 2011, Trung Quốc đầu tư vào Campuchia 1,9 tỷ USD, gấp 2 lần tổng đầu tư của ASEAN và hơn 10 lần đầu tư của Mỹ. Đó là một trong những dấu hiệu của sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ởCampuchia. Các khu xây dựng nhà ít tầng rải rác cần cẩu và các dự án xây dựng của Trung Quốc. Lá cờ hai nước Campuchia – Trung Quốc cùng nhau tung bay trên các công trường xây dựng và một số giếng dầu mà Trung Quốc đang giúp Campuchia khoan thăm dò ởngoài khơi cảng Công-pông-xom, các cánh rừng cao su, nhiều sòng bạc (casino) áp sát bên kia biên giới Việt Nam-Campuchia...
Nếu ý đồ chiến lược của Trung Quốc được hoàn thành thì coi như lãnh thổ Việt Nam bị bao vây trong một gọng kềm, trên Biển Đông và tuyến trên bộ kéo dài từ biên giới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuống Lào, đến Campuchia và vùng biển Nam Campuchia, nơi đây mở ra hai hướng phát triển, một đi ra Vịnh Thái Lan, hai là đi về biển Cà Mau và tiến đến Trường Sa.
Mưu đồ vương bá của TQ trong khu vực, trước hết phải thực hiện tại bán đảo Đông Dương. Chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ ở CPC bị đánh tan là nỗi thất bại lớn về ý đồ thôn tính của TQ trên toàn bộ 3 nước Đông Dương, một thời cơ ngàn năm không hề trở lại. Xem cách đối ngoại quân sự, viện trợ và đầu tư kinh tế, thấy rõ ý đồ của TQ không ngừng tiến tới tạo thế đứng chân ở địa bàn chiến lược quan trọng này (CPC) vẫn theo đuổi đến cùng trong chính sách mở rộng vai trò trùm khu vực của TQ.
Hồi đầu tháng 5-2010, Trung Quốc tặng CPC 257 chiếc xe quân sự và viện trợ 50.000 bộ quân phục kèm theo 16 triệu USD. Sự kiện này đã có không ít người đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nước này và đặc biệt là mục đích của viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho CPC. Bắt đầu từ năm 1997, Trung Quốc trở thành nước viện trợ quân sự lớn nhất của CPC với khoản tiền viện trợ hàng năm lên tới hơn 5 triệu USD. Nếu so với GDP của Campuchia thì con sốnày là quá lớn (tính đến cuối năm 2007, GDP của Campuchia mới đạt khoảng 8,4 tỷUSD với thu nhập bình quân đầu người đạt 589 USD/người. Mức này mới chỉ gần gấp hai lần năm 1997).
Hiện trong trang bị của Quân đội Hoàng gia CPC còn có rất nhiều loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (200 chiếc), Type 62 (30 chiếc), Type 63 (20 chiếc); Xe chiếnđấu WZ 501 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu BMP-1 của Liên Xô; Roket giàn 107 mm Type 63, 122 mm Type 81/83; Pháo M1954, Type 59-1 130 mm, pháo Type 60 122 mm; Cối Type 56 75 mm, cối Type 53 82 mm. Cũng phải kể đến nhiều loại súng bộbinh và súng máy phòng không các loại.
Báo “Bưu điện Phnôm Pênh” (CPC) ngày 22/8 dẫn nhận định của nhà phân tích chính trị Lao Mong Hay cho rằng mặc dù việc tăng cường hợp tác này được các quan chức Campuchia và một số tập đoàn trong nước hoan nghênh, song điều đáng lưu tâm là phần lớn giá trị đầu tư này xuất phát từ Trung Quốc. Ông phân tích: “Khi Trung Quốc ngày một khẳng định ảnh hưởng tại Campuchia, đất nước này sẽ càng trở nên '”quỵ lụy” vào Trung Quốc”. Chuyên gia này cho rằng bề ngoài, dường như Trung Quốc chỉ chú trọng vào thương mại khu vực và những nguồn tài nguyên dồi dào của Campuchia, nhưng mục tiêu chính của nước này lại mang tầm chiến lược.
Chuyên gia Lao Mong Hay phân tích rằng trong khi Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục có những tranh chấp đầy căng thẳng ở khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giàu tiềm năng dầu khí, thì Bắc Kinh coi Campuchia như là“Vành đai an ninh” trong khu vực. Báo chí Campuchia cho biết các thỏa thuậnđược ký kết trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hun Sen và ông Chu Vĩnh Khang gồm nhiều lĩnh vực. Hàng loạt thỏa thuận và Bản ghi nhớ (MoU--Memorandum of understanding) được tập trung vào các khu vực viện trợ quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng thông tin CPC, ông Khieu Kanharith, cho biết Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất cũng như là nước cho vay và viện trợ cho nước ông nhiều nhất mà ‘không bao giờ đi kèm với bất cứ điều kiện nào’ Ông nói: “Đầu tư của Trung Quốc ở đây là 8,8 tỷ đô la. Đây là số tiền đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Với khoản đầu tư này, Campuchia có thể tái thiết cơ sở hạ tầng, cóđược độc lập chính trị và đóng vai trò thích hợp trên trường quốc tế. Cho đến nay, mối quan hệ song phương của chúng tôi đã đạt đến mức độ đối tác chiến lược toàn diện”.
Trung Quốc gây hải chiến,
chiếm quần đảo Hoàng Sa 19-1-1974

Campuchia đã không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Asean diễn ra vào đầu tháng Tư vừa qua tại Phnom Pênh. Quyết định này của Campuchia diễn ra trong bối cảnh Chủtịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm đến Phnom Penh vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, kết thúc ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Asean như chúng ta đã biết.
Nhìn xa hơn hut hút về lịch sử nghìn năm bị phương Bắc xâm đô hộ, cha ông ta từ thuở Hùng Vương dựng nước, đến Triệu (bà Triệu), trải Đinh, Lý, Trần, Lê, Hậu Lê, hết đời này sang đời khác đánh giặc phương Bắc giữ nước, giữ nền độc lập-tự do, đã có biết bao xương máu của nhiều đời không kể xiết mà “thằng em” này đã phải đổ xuống mảnh đất chỉ nhỏ bằng một tỉnh của“ông anh”. Việt Nam vừa đánh Mỹ-ngụy, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, TQ không những không giúp VN mà còn lợi dụng thời cơ thôn tính, thực hiện ý đồ chinh phục lâu dài.
Nhìn lại những năm đó, VN ta thật là lao đao, trong nước thì kiệt quệ, đói kém, ngoại biên thì giặc giã quấy phá. Trong 14 năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn dân tộc VN phải đối phó gay gắt và lại phảiđổ xương máu vì âm mưu xâm chiếm toàn bộ Đông Dương của TQ sau năm 1975, với“điểm” phát hỏa tại Cam-pu-chia, gây chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, những cuộc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi liên tục nhiều cuộc gây bất ổn trên biển Đông…
Tính ra, từ năm 1989, sau khi rút toàn bộ quân tình nguyện ở Cam-pu-chia về nước, Việt Nam mới coi là thực sự có hòa bình. Tháng Tư nay là 37 năm giải phóng, nhưng tương đối yên bề xây dựng, đổi mới đất nước mới được 22 năm (1990-2012).
Từ lâu, nguồn mỏ dầu trên biển Đông là nhòm ngó đầy thèm khát của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuốngđến tận vùng biển Brunei, Malaysia, tất nhiên sẽ không loại trừ "cái lưỡi bò" sẽ liếm tận Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines,Ðài Loan, BruneiMalaysia. Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những "hải lộ" nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu, chặn lên đường hàng hải quốc tế là mưu đồ đã nằm trong ngăn kéo tài liệu chiến lược ở Trung Nam Hải. Trong khi đó Việt NamPhilippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, vậy mà vẫn bị xảy ra nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc. Việc Trung Quốc kêu gọi mời thầu 9 mỏ dầu của Việt Nam là hành động trắng trợn nhất của Trung Quốc mà không một lý lẽ nào có thể biện giải được.
Ôi! Cho đến nay, người dân nước Việt đã có quá nhiều bài học với nước lớn láng giềng phía Bắc rồi. Thấm lắm, khỏi dạy, tốt nhất là cả dân tộc Việt Nam cần tỉnh táo, luôn luôn phải cảnh giác cao. Ông “láng giềng hữu nghị 4 tốt-16 chữ vàng” đã dùng cái lưỡi bò dài ngoằng liếm Hoàng Sa, Trường Sa, nay lại liếm sâu đến tận khu mỏ đầu khí DK1 thì thật là quá đáng. Lại nhiều lần bắt ngư dânđang hành nghề trên thềm lục địa vùng biển của VN. Nhưng, tốt nhất là TQ khỏi cần phải lo“dạy cho VN bài học” nào nữa, mới đây, thấy tàu TQ ngang nhiên xuất hiện lù lù tận gần Côn Đảo đã biết quá những lời hữu hảo với những hứa hẹn ngon ngọt “16 chữ vàng” rồi.
Hay là TQ cũng muốn VN phục hồi lại nhà lao Côn Đảo đểgiam hàng binh của TQ xâm lược? Khổng Tử nói: "Kẻ không biết ngấm đòn còn ngu hơn cả cái roi". Ngay như đơn giản, dễ nhớ nhất là 7 điều vô ích Khổng Tử đã dạy mà đến tận thời nay nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không nhớ được. Xin nhắc lại: Cái vô ích thứ nhất là "Tâm còn chưa thiện", cái vô ích thứ 5 là "Làm trái lòng người", rồi đến cái vô ích thứ 7 là "Thời vận không thông". Thế thì quả nhiên các ông Tàu đến tận bây giờ vẫn ngu hơn cái roi. Bài học cả mấy nghìn năm nay, kể cả sự trả giá quá đắt và đại ô nhục của bao đời viễn cựu cố tổ mà nay nhà cầm quyền TQ vẫn không thấm thía được gì, thì đúng là, nếu cần, một lần nữa Việt Nam phải đáp trả những hành động bá quyền tham lam của Trung Quốc chưa bao giờ tù bỏ ý định xâm lược, thôn tính Việt Nam, nếu không hạ hỏa được máu bá quyền, đụng đến nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của dân tộc này !  

     BVB